Cách phòng tránh 5 bệnh dễ gặp do trời lạnh đột biến

Những biến đổi khí hậu hiện nay đã làm thay đổi tiết trời, nhiều khi có những “đột biến thời tiết” mà khả năng thích nghi của cơ thể con người không tự điều chỉnh được, đã phát sinh những chứng bệnh “góc thời tiết” trên hệ thần kinh. Đặc biệt những khu vực nhạy cảm như đầu, mặt, cổ có thể xuất hiện những chứng bệnh bất ngờ do nhiễm lạnh cần cảnh giác và có cách trị đúng đắn.

Chứng sa mi

Ở khu vực mặt, có thể xuất hiện “chứng sa mi” làm cho mi mắt trên sụp xuống, cố gắng cũng không thể mở mắt như bên mắt lành được. Thật ra, chứng sa mi này không phải chỉ là mất thẩm mỹ mà nó còn là những tiền chứng của một số bệnh thần kinh Nếu là “sa mi triệu chứng” thì có thể khỏi nếu được điều trị kịp thời.

 

Nếu sa mi từng lúc sau khi mắt phải làm việc quá lâu, nghỉ một thời gian ngắn, mắt lại nhắm mở như bình thường. Nhưng lại không phải là bệnh thông thường đơn giản. Thầy thuốc chuyên khoa thần kinh thường nghĩ tới sa mi khi mở mắt này là dấu hiệu đầu tiên của bệnh nhược cơ do phì đại hay u tuyến ức cần phải mổ. Nếu sa mi không hồi phục sau khi nghỉ mắt, lại kèm theo một số triệu chứng thần kinh khác thì phải nghĩ tới một ổ tổn thương này là u não hay ổ xuất huyết hay hoại tử do thiếu máu…

Đừng để lạnh làm tê liệt dây thần kinh tam thoa

Nếu bạn phô đôi má mịn màng, quá lâu trước những đột biến lạnh bất thường thì phải chịu mấy chứng đau mặt rất phức tạp, khó chữa và kéo dài. Đầu tiên phải kể đến chứng đau dây thần kinh tam thoa, đây là dây thần kinh sọ não số V, một loại dây thần kinh lớn có cấu trúc cảm giác rất phong phú và nhạy cảm. Chứng đau dây thần kinh tam thoa rất đặc trưng, đau nửa bên mặt, cường độ dữ dội, có cảm giác đau như có luồng phóng điện, đau nhói kịch phát, đau như tia chớp, đặc biệt là chỉ chạm nhẹ vào một số vùng ở mặt bằng khăn hay làn gió thổi qua có thể bùng nổ một cơn đau như thế.

Ngoài ra còn có hội chứng cận tam thoa với các triệu chứng: đau như cắt ở vùng trán, thái dương, hàm… liệt nửa mặt do tổn thương dây thần kinh sọ não số VII có chức năng chi phối các cơ dưới da ở mặt, biểu hiện xúc cảm (vui buồn giận dữ…). Nửa mặt bị méo về một bên, có hai loại: nếu tổn thương ngoại vi có biểu hiện liệt nửa mặt mắt không khép kín khe mi được (mắt mở trừng trừng), miệng bị méo xệch về một bên, cười càng lộ rõ độ “méo mặt”. Nếu do tổn thương trung ương có biểu hiện chỉ liệt 1/4 dưới của mặt. Đây là dấu hiệu rất quan trọng, thường kèm theo một số triệu chứng thần kinh khác là trong não ở một khu vực nào đó có ổ tổn thương, cần được xác định chẩn đoán sớm.

Bảo vệ hai thái dương tránh bệnh Horton

Ở đây có động mạch thái dương nông, có đặc điểm rất nhạy cảm với tác động từ bên ngoài vào, nhất là “đột biến lạnh”. Đầu xuân, có đôi má và hai thái dương lại bị che kín thì còn gì là sắc đẹp quyến rũ của gương mặt tuổi đang xuân? Tất nhiên, không phải là bịt kín tất cả, còn tùy theo điều kiện và hoàn cảnh của mỗi người mà có biện pháp bảo vệ khác nhau. Còn để tránh được những chứng bệnh, cũng cần nhận biết. Có chứng viêm động mạch thái dương kiểu triệu chứng đau dữ dội ở vùng thái dương có động mạch đang bị viêm sờ, chạm vào động mạch, nhận thấy động mạch căng, to, nổi gồ lên, mạch nảy và rất đau. Chứng đau này nếu được điều trị sớm sẽ khỏi không để lại di chứng gì. Cũng cần nói thêm là có loại bệnh rất khó chữa, có khi nguy hiểm tới sinh mạng, mù hai mắt không hồi phục nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Đó là bệnh “viêm động mạch tế bào khổng lồ” còn được gọi là bệnh Horton. Tổn thương thường khu trú chủ yếu ở động mạch thái dương và có khi lại viêm khu trú ở các động mạch lớn tại các nội tạng quan trọng của cơ thể. Bệnh này phát sinh do nguyên nhân, cơ chế riêng. Yếu tố lạnh có thể chỉ là điều kiện thuận lợi cho khởi phát bệnh.

“Đột biến lạnh” là thủ phạm chính gây chứng Tics

Chỉ qua một luồng gió lùa lạnh, bất ngờ thấy có những vận động khác thường, không thể tự kiềm chế được. Cửa sổ tâm hồn nay lại “nháy mắt” liên tục rồi hoặc méo miệng một bên mặt tự động kéo ra một bên mặt, xóa hoàn toàn “má lúm đồng tiền” duyên dáng bên cặp môi mịn màng, cố gắng kìm lại không được. Các vận động không tùy ý này lại tăng lên do yếu tố cảm xúc mệt mỏi và biến đi trong giấc ngủ Đó là chứng Tics, là chứng máy cơ dễ chẩn đoán nhưng lại khó điều trị. Trường hợp phức tạp hơn còn xuất hiện chứng Tics (máy cơ) đau ở mặt được đặc trưng bởi những cơn đau tàn khốc như tia chớp, thường khởi phát cơn đau bởi các động tác ăn, uống, nói… chạm vào một số vùng bùng nổ ở một bên mặt. Tiếp cơn đau là các cơn co cứng cơ mặt, thường chỉ kéo dài 1-2 phút và kết thúc đột ngột sau đó lại kèm theo chảy nước mắt và nước dãi.

Bệnh “góc thời tiết” và những rối loạn toàn thân

Bệnh “góc thời tiết” mùa xuân, nguy hiểm, đáng sợ hơn là những bệnh toàn thân như rối loạn tuần hoàn não rối loạn tim - mạch, cơn tăng huyết áp kịch phát rối loạn tuần hoàn não biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau từ hội chứng thiếu máu não cục bộ tạm thời dẫn đến nhồi máu não (đột quỵ thiếu máu não), nặng sẽ gây đột quỵ chảy máu não, nhẹ thì là những ổ nhỏ, nếu một động mạch lớn trong não bị vỡ có thể máu tràn vào các não thất gọi là lụt não thất không thể cứu chữa được. Rối loạn tim mạch: co thắt mạch vành (mạch máu nuôi dưỡng tim) nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim cũng có tỷ lệ tử vong cao. 

   

Trước những biến động thời tiết, những loại bệnh ác tính này thường xảy ra ở những người vốn có nguy cơ tiềm ẩn của bệnh đái tháo đường rối loạn lipid máu ở người cao tuổi cũng như người trẻ. Có nhiều trường hợp có kết quả xét nghiệm với các chỉ số máu ở mức bình thường vẫn bị đột quỵ Đó là do bệnh tích tụ cholesterol do rối loạn chuyển hóa men, khẩu kính của động mạch bị lấp hẹp dần dẫn đến tắc nghẽn mạch máu gây đột quỵ não Cơn tăng huyết áp kịch phát có thể bất ngờ ập đến ở người trẻ huyết áp thấp Đó là hậu quả của trạng thái say rượu quá căng thẳng thần kinh (stress). Nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ lâm vào đột quỵ chảy máu não

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật