Chiến đấu với suy giãn tĩnh mạch có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe

Suy giãn tĩnh mạch là bệnh thường gặp ở cả nam và nữ giới, nhưng nữ giới mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao hơn (khoảng 70%). Biểu hiện suy giãn tĩnh mạch dễ thấy nhất là ở chân, với sự xuất hiện các búi tĩnh mạch giãn bất thường với những sợi gân xanh nổi dưới da, đặc biệt dễ nhận thấy ở người da trắng, mỏng. Suy giãn tĩnh mạch chân lâu ngày và không được điều trị rất dễ bị nhiễm khuẩn da. Có thể thấy các tổn thương ở da như: thay đổi sắc da, viêm dưới da cấp, teo cơ, eczema...

Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch

Bệnh có tính di truyền. Nữ giới hay bị suy tĩnh mạch hơn nam giới. Sự khác biệt  này có vai trò của các hormon thai nghén đứng lâu, khối cơ thấp hoặc sử dụng giày không thích hợp. Trong thai kỳ bệnh chủ yếu ở cuối thời kỳ mang thai và sau khi sinh.

Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm: giảm sức căng và độ đàn hồi của tĩnh mạch do tác động của hormon, sự chèn ép của tử cung gây cản trở sự trở về của máu tĩnh mạch. Ngoài ra, thai phụ còn có hiện tượng tăng đông máu sinh lý trong quá trình mang thai (xuất hiện vào cuối tháng thứ 2 và kéo dài suốt thai kỳ), làm tăng nguy cơ huyết khối. Một số nghề đòi hỏi phải đứng nhiều cũng dễ dàng gây suy giãn tĩnh mạch. Khi ở tư thế đứng, trọng lượng máu gây tăng áp lực tĩnh mạch.

Bên cạnh đó, những người làm việc văn phòng có lối sống ít vận động do ngồi nhiều; người béo phì do hạn chế cử động của cơ hoành từ đó cản trở sự trở về của máu tĩnh mạch hay bị suy giãn tĩnh mạch; người chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng. Người mắc bệnh ho nhiều và ho lâu táo bón mạn tính hay thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ là những yếu tố gây suy tĩnh mạch, chân sưng phù chuột rút

Vậy nên bạn đừng ngồi ỳ một chỗ suốt giờ làm. Hãy đứng dậy vận động hay nghỉ ngơi, thư giãn hoặc đi lại, thực hiện một vài động tác thể dục ngay tại nơi làm việc từ 5-10 phút. Những bài tập thể dục như vậy rất tốt cho sức khỏe giúp bạn giảm mệt mỏi và là một cách để tái tạo sức lao động cho cơ thể. Tránh được các khó chịu hay các bệnh mạn tính bởi tác động của việc ngồi nhiều, sử dụng máy vi tính liên tục.

Biểu hiện và điều trị suy giãn tĩnh mạch

Các biểu hiện của suy giãn tĩnh mạch khá phong phú. Bệnh nặng thường xuất hiện ở bắp chân, nhất là khi đứng lâu. Đau dọc đường đi của tĩnh mạch hiển dài hoặc hiển ngắn đau thường tăng lên khi mang thai hoặc khi đến kỳ kinh nguyệt Chuột rút cũng hay gặp, phù ở cổ chân. Các trường hợp giãn tĩnh mạch trong thai kỳ thường giảm hoặc tự khỏi vài tháng sau khi sinh. Do đó, phòng bệnh là biện pháp quan trọng nhất.

Các biện pháp chữa trị

Biện pháp không dùng thuốc

Hạn chế đứng hoặc ngồi lâu; hằng ngày tập cử động khớp cổ chân và chuyển trọng lượng đến các ngón chân một cách nhẹ nhàng. Duy trì cân nặng, tránh tăng cân quá mức trong thai kỳ, vận động nhẹ nhàng phù hợp, đi bộ và tập thở, gác chân lên cao 20cm khi nằm nghỉ và ngủ, không tắm nước nóng quá.

Ngoài ra, một số trường hợp có thể sử dụng các loại băng ép hoặc tất ép y khoa theo chỉ định của thầy thuốc nhằm phục hồi chênh lệch áp lực hệ tĩnh mạch, tăng tác động cơ học lên thành tĩnh mạch giảm đường kính của các tĩnh mạch chân và làm cho các van tĩnh mạch luôn áp sát vào nhau, giúp cho sự lưu thông máu về tim được dễ dàng.

Biện pháp dùng thuốc

Các thuốc điều trị có tác dụng làm tăng trương lực thành tĩnh mạch, cải thiện tuần hoàn máu. Khám bệnh cho phép xác định của giãn tĩnh mạch bao gồm: giãn mao mạch, giãn tĩnh mạch dưới hoặc giãn tĩnh mạch thân. Siêu âm phát hiện các dòng chảy ngược tĩnh mạch, huyết khối trong hệ tĩnh mạch nông hoặc sâu, hỗ trợ các biện pháp điều trị can thiệp bằng phẫu thuật như: phẫu thuật cắt bỏ tĩnh mạch, gây xơ hóa tĩnh mạch... Khi có biểu hiện suy giãn tĩnh mạch, bạn nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn, điều trị kịp thời và hiệu quả.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật