Dấu hiệu nhận biết các dấu hiệu khác thường của “núi đôi”

Những chứng bệnh liên quan đến “núi đôi” luôn là nỗi ám ảnh với mọi chị em phụ nữ. Tuy nhiên, bạn có thực sự đã hiểu về “người bạn” này của mình hay chưa? Thông tin mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp các chị em phụ nữ hiểu hơn, và luôn yên tâm vì có một người bạn núi đôi khoẻ mạnh.

Theo Therese Bevers, giám đốc Trung tâm phòng chống ung thư tại Đại học Texas Anderson Cancer Center ở Houston thì đầu tiên bạn phải nhận biết được tình trạng bình thường của núi đôi của bạn là như thế nào. Sau đó bạn hãy để ý đến những khối u, những khó chịu, những thay đổi về hình dạng, màu sắc của núi đôi và nhũ hoa. Sau khi biết tình trạng bình thường của núi đôi là thế nào cộng với quan sát núi đôi thường xuyên sẽ giúp bạn nhận biết những dấu hiệu bất ổn của nó để tiến hành kiểm tra.

Hầu hết các khối u và những thay đổi bên ngoài núi đôi là không quá đáng lo. "Trong suốt cuộc đời mình, bạn có thể gặp những bất thường xuất hiện ở vú nhưng không hẳn là ung thư” theo Mary Jane Minkin, một bác sĩ phụ khoa tại Đại học Yale. Trong thực tế, hơn 80% các khối u đáng ngờ lại lành tính.

Với phụ nữ ung thư vú là một trong những loại ung thư dễ mắc nhất và nó có thể gây nên những đau đớn khi họ mắc bệnh. Hãy chú ý những biểu hiện sau của núi đôi nhé bạn.

Ngực căng, sưng trước ngày đèn đỏ

Hầu hết phụ nữ đều gặp những dấu hiệu khó chịu trước ngày đèn đỏ như tâm trạng thay đổi thèm ăn đồ chiên, nổi mụn và ngực căng đau sưng. Đó là do sự biến động của các hormone trong thời kỳ kinh nguyệt đặc biệt là chất estrogen và progesterone  

Đồng thời, trước kỳ kinh nguyệt bầu ngực cũng giữ lại nước, điều đó gây nên cảm giác nặng nề và căng đau cho bạn. Do đó, vào những ngày trước kỳ kinh nguyệt, bạn không nên dùng các thực phẩm có thể gây nên tình trạng giữ nước như các đồ chiên, đồ ăn có nhiều muối và nên hạn chế lượng cà phê uống trong ngày.

Nếu bầu ngực bị căng đau do sự thay đổi của các loại hormone thông thường thì không có gì nguy hiểm. Kích thước của bầu ngực sẽ trở lại bình thường sau khi hết những ngày kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu xuất hiện những khối u vòng quanh ngực hoặc chúng trở nên to hơn thì bạn hãy đến bác sĩ để kiểm tra ngay.

Bầu vú trầy xước, có vảy

Một chiếc áo ngực không vừa vặn có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng ngày. Theo Robin Travers, một bác sĩ da liễu ở Boston thì "Một chiếc áo ngực lỏng lẻo sẽ cọ xát vào khu vực nhũ hoa và gây nên trầy xước”. Tương tự, khi bạn mặc những chiếc áo ngực bị giãn cũng sẽ dễ gây ra tình trạng trên. Ngoài ra mồ hôi hay da quá khô sẽ làm tăng ma sát và ngực bạn cũng dễ trầy xước hơn.

Khi núm vú bị đau, bạn có thể vệ sinh bằng các loại xà phòng nhẹ, không kích ứng với da để ngăn ngừa nhiễm trùng và hãy hỏi ý kiến bác sĩ để có thuốc bôi phù hợp.

Song song đó, bạn hãy ngưng sử dụng những chiếc áo ngực rộng thùng thình của mình. Bạn nên chọn những chiếc áo vừa vặn có chất liệu thông thoáng và thấm hút mồ hôi tốt. Nếu là người dễ ra mồ hôi, bạn có thể thoa các chất chống mồ hôi trực tiếp vào ngực và núm vú trước khi vận động. Thêm nữa, bạn có thể thoa thêm các loại kem dưỡng thể, cũng sẽ giúp giảm cọ xát khi bạn tập luyện

Sau một tuần, nếu tình trạng trầy xước vẫn còn bạn hãy đến bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra, vì nó có thể liên quan đến các vấn đề khác nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như bệnh Paget, một dạng ung thư hiếm gặp với các dấu hiệu xuất hiện xung quanh núm vú và có biểu hiện tương tự như bị trầy xước, hoặc có thể liên quan đến sự viêm nhiễm nấm men (khá phổ biến ở phụ nữ đang cho con bú).

Cảm giác nhói đau bên trong ngực

Nếu bạn có cảm giác này thì hãy thử nâng cánh tay của bạn ở phía bị tổn thương lên và quay. Nếu bạn cảm giác đau đớn lúc cử động nhưng sau đó, bạn không còn cảm thấy đau khi ngồi bình thường thì có nhiều khả năng làm đau là do bạn đã kéo cơ ngực trong quá trình vận động (có liên quan đến đau nhức cơ). Khi đó, bạn hãy tạm ngưng việc vận động lại, kể cả khi bạn đang tập các bài tập về cơ ngực.

Trường hợp tình trạng đau nhức kéo dài hơn một tuần hoặc một số triệu chứng khác xuất hiện như khối u tấy đỏ thì có thể bạn bị u nang hoặc mụn mủ dưới da. Khi đó, bạn cần đến bác sĩ để khám và điều trị.

Tiết dịch bất thường

Núm vú thường tiết dịch ở những thời kỳ nhất định như khi mang thai và con bú. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra với bạn vào những thời điểm khác. Khi đó, nếu dịch tiết ra rõ ràng, có màu vàng hoặc xanh thì nó là dịch lỏng vô hại từ các ống sữa.

Nếu dịch tiết ra như là sữa thì bạn nên đến gặp bác sĩ, và bác sĩ sẽ xem xét bạn có cần xét nghiệm máu hay không. Nguyên nhân có thể là do các yếu tố như suy giáp thuốc ngừa thai, hoặc một số loại thuốc chống trầm cảm làm giảm lượng hormone dưới mức bình thường.

Nếu núm vú xuất huyết thì rõ ràng là bạn cần đến bác sĩ để kiểm tra ngay. Tuy nhiên, bạn đừng quá lo lắng vì xuất huyết núm vú là dấu hiệu hiếm gặp của ung thư vú Vì nguyên nhân gây xuất huyết thường là do một khối u lành tính trong ống sữa, hay được gọi là u nhủ. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp chữa trị cho bạn.

Một bên ngực đỏ, nóng ran và đau nhức

Nếu bạn có những triệu chứng trên thì rất có thể các mô vú đã bị nhiễm trùng hay còn gọi là chứng viêm vú, chủ yếu do vi khuẩn trong ống sữa gây ra thông qua các vết xước trên da. Kết quả là vú bị viêm tấy, sưng đỏ và đau nhức, có thể kèm theo các triệu chứng khác như sốt đau đầu Đặc biệt là phụ nữ đang cho con bú chỉ cần một vết trầy xước hoặc vết cắn cũng có thể mắc bệnh do bị vi khuẩn xâm nhập.

Để giảm bớt cơn đau của bệnh viêm vú, hãy chườm một miếng gạc ẩm hoặc lạnh tùy vào bạn nhiều lần trong ngày. Và luôn giữ cho vùng ngực bị trầy xước của bạn thật sạch sẽ và khô để hạn chế tình trạng nhiễm trùng. Luôn cởi áo ngực thể thao của bạn ngay sau khi  tập thể dục  Việc mặc những chiếc áo ngực đầy mồ hôi sẽ càng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Có khối u di chuyển bên trong khi bạn chạm vào

Việc phát hiện ra khối u bên trong vú là rất quan trọng vì nó có thể liên hệ nhiều đến ung thư vú Tuy nhiên, khối u đó có thể là chứng u tuyến xơ, một dạng u lành tính có biểu hiện gần giống ung thư vú thường gặp ở các phụ nữ trong độ tuổi 20, 30.

Nó được mô tả cứng, không đau và có thể nhận biết khi sờ vào và khối lượng u có thể tăng theo thời gian. Loại u này trông rất giống bệnh ung thư qua hình chụp quang tuyến vú, vì vậy bác sĩ cần phải thực hiện sinh thiết để xác định chẩn đoán. Nếu nó là chứng u tuyến xơ , bác sĩ của bạn có thể xem xét và đợi xem kết quả siêu âm mỗi 6 tháng. Khi khối lượng không ngừng phát triển thì rất có thể, nó cần phải được loại bỏ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật