Mất ngủ là gì? Nguyên nhân và phương pháp điều trị

1. Mất ngủ là gì?

Mất ngủ (insomnia) hay khó ngủ (sleeping dificulties) là một chứng bệnh gây ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người khó ngủ có nhiều dạng, khó đi vào giấc ngủ ngủ không yên giấc, dậy sớm không ngủ lại được, hoặc tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ, mỗi lần dài hơn 30 phút.

Nữ giới bị mất ngủ nhiều hơn nam giới, nhất là ở tuổi gần mãn kinh. Nguyên nhân có lẽ do những bệnh liên quan hơn là do thiếu hoocmon. Càng lớn tuổi nguy cơ mất ngủ càng cao.

Mất ngủ là chứng bệnh thường gặp

Mất ngủ chứng bệnh thường gặp, đặc biệt ở phụ nữ

Phân loại

Mất ngủ nguyên phát

- Không rõ nguyên nhân (idiopathic): từ thời thơ ấu không có lý do chính xác

- Tâm sinh lý (psycho-physiological): do bất thường trong khả năng thích ứng với điều kiện của hoàn cảnh.

- Nghịch lý (paradoxical): dù kết quả thử nghiệm (dùng máy đo ngủ - polysomnography) cho thấy bệnh nhân ngủ ngon, nhưng khi thức dậy vẫn cho là mình mất ngủ

Mất ngủ thứ phát

- Thiếu khả năng giải quyết vấn đề đang làm lo nghĩ

- Thói quen làm mất ngủ (ăn khuya, làm ca đêm, nghe nhạc ồn khi ngủ, chà răng trước khi ngủ v.v...)

- Bệnh tâm thần 

- Bệnh tật thể chất (đau, mỏi, tê)

- Dùng thuốc hay hóa chất (cà phê, trà, quen dùng thuốc ngủ thuốc cấm)

Mất ngủ có thể là bệnh mãn tính

Mất ngủ có thể là bệnh mãn tính

2. Nguyên nhân mất ngủ

Yếu tố tạo khuynh hướng/nguy cơ mất ngủ

Thói quen, thái độ về giấc ngủ do giáo dục từ nhỏ

Các chứng sợ sệt, lo nghĩ

Di truyền (cha me bị mất ngủ)

Một số yếu tố khác như căng thẳng yếu tố ngoại cảm như tiếng ồn, ánh sáng, tuổi tác

Yếu tố gây mất ngủ tức thời

Một thay đổi cấp tính nào đó sẽ tạo mất ngủ: lo nghĩ (tiền bạc gia đình tình yêu nghề ghiệp), chỗ ở ồn ào, lệch múi giờ.) - nếu thay đổi này chỉ trong thời gian ngắn, chứng mất ngủ có thể sẽ không thành kinh niên.

Yếu tố gây mất ngủ lâu dài

Tâm lý

Nhầm lẫn về lý do mất ngủ

Quá lo sợ vì mình bị mất ngủ (theo dõi đồng hồ suốt đêm; càng tức bực vì mất ngủ càng khó ngủ)

Chưa đi ngủ đã cho rằng mình sẽ không ngủ được

Lo nghĩ, chật vật buồn rầu

Cách sinh sống và thói quen

Ngủ, thức không có giờ giấc đều - khi sớm, khi muộn

Đi làm nhiều ca khác nhau (sáng - đêm)

Thức dậy nhưng vẫn nằm lâu trên giường

Ngủ trưa quá nhiều

Không có thời gian thư giãn trước khi ngủ

Không có thời giờ lo nghĩ trong ngày, chờ đến đêm, leo lên giường rồi mới bắt đầu suy tính công việc

Hay ăn đêm làm bụng no khó chịu, chà răng trước khi ngủ làm tỉnh táo

Điều trị mất ngủ bằng trà thảo dược

Điều trị mất ngủ bằng trà thảo dược tâm sen

3. Tác hại và cách điều trị 

Tác hại

Triệu chứng mất ngủ ban đầu có thể chỉ làm cơ thể lảo đảo, thiếu sức sống.

Mất ngủ kéo dài khiến cơ thể mệt mỏi thiếu kiên nhẫn và thiếu linh hoạt trong các mối quan hệ xã giao, tâm trạng chán nản làm việc giảm năng suất, làm giảm trí nhớ

Chứng mất ngủ lâu dần có thể trở thành nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ảnh hưởng không nhỏ đến cơ thể và tinh thần tác động xấu đến sức khỏe ảnh hưởng đến khả năng làm việc học tập vận hành máy móc và dễ gây tai nạn khi tham gia giao thông.

Phương pháp điều trị

Cần có lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng khoa học. Một số loại trà thảo dược như trà tâm sen để trị chứng mất ngủ

Tạo môi trường thích hợp cho việc nghỉ ngơi như tắt hết thiết bị phát sáng có thể là nguyên nhân gây mất ngủ như đèn, tivi, điện thoại, máy tính; sử dụng giường đệm, gối ngủ thích hợp duy trì nhiệt độ thích hợp trong phòng…

Trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng đồng hồ bạn có thể tập những bài thể dục nhẹ nhàng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật