Mùa nắng nóng và bệnh tiêu chảy do... nhậu, nguyên nhân do đâu tác động đến?

Chỉ cần nhìn qua 3 yếu tố căn bản của một bàn nhậu sẽ thấy ngay thủ phạm gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, đó chính là “mồi”, bia - rượu - thuốc lá, nước đá.

Dù không nói ra thì những người thường nhậu đều tự biết rằng mình hay bị rối loạn tiêu hóa, giao duyên cùng “ông Tào Tháo” để rồi bị... “ổng” đuổi. Chỉ cần nhìn qua 3 yếu tố căn bản của một bàn nhậu sẽ thấy ngay thủ phạm gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy, đó chính là “mồi”, bia - rượu - thuốc lá, nước đá.

Tác động của “mồi”

Tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm là nguyên nhân gây ra các ca nặng như ngộ độc thực phẩm phải nhập viện hoặc nhẹ hơn là rối loạn tiêu hóa no hơi, sình bụng tiêu chảy Thực đơn từ nơi bình dân đến các quán nhậu lớn thường bao gồm:

“Mồi” từ thực phẩm tươi sống

Rau quả tươi: rau quả tươi không rửa sạch dễ bị nhiễm độc ký sinh trùng và còn dễ bị ngộ độc dư lượng thuốc trừ sâu

Thịt tươi sống: dễ bị làm “đẹp” bằng cách ướp hàn the urê, muối diêm và làm nặng ký bằng cách bơm đủ loại nước mất vệ sinh hoặc bơm hơi cho tròn, chóng hư hỏng và dễ bị nhiễm khuẩn...

Màu thực phẩm: gây ngộ độc do sử dụng màu công nghiệp sặc sỡ, giá rẻ thay vì dùng màu thực phẩm giá cao hơn.

Thực phẩm trong thời tiết nắng nóng sẽ là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển như liên cầu khuẩn streptococcus hay tụ cầu khuẩn staphylococcus.

Nếu may mắn nhiễm khuẩn nhẹ thì chỉ bị rối loạn tiêu hóa còn nặng thì phải nhập viện do tiêu chảy cấp.

Các loại “mồi” khác

Độc tố aflatoxin từ nấm: thường có trong ngũ cốc đóng hộp (bắp đậu phộng ) gây xơ gan ung thư tế bào biểu bì nang phổi.

Mồi sử dụng các phụ gia cấm dùng: vừa giúp bảo quản thực phẩm vừa cố định màu như tạo màu đỏ cho lạp xưởng, thịt... giúp tồn trữ lâu, màu sắc đẹp hương vị thơm ngon.

Ngoài ra còn có thể kể đến ngộ độc salmonella do đồ lòng, thịt nguội, sò, ốc, cá, nấu ăn bằng nước ô nhiễm đầu bếp mang mầm bệnh

Tác động của bia-rượu-thuốc lá

Đã gọi là nhậu mà không có bia rượu không phì phà thì đâu còn là nhậu nữa. Và chính bia rượu thuốc lá cũng là nguyên nhân quan trọng gây rối loạn tiêu hóa.

Bia, rượu

Chuyện nhậu uống bia “ít ly” thành “y lít” là bình thường rồi chơi luôn… nguyên “kết”(caisse). Uống bia nhiều dứt khoát sẽ say, vì trong bia chứa một hàm lượng cồn thay đổi tùy theo loại bia. Nếu uống bia tươi thì lại càng mau say hơn.

Chuyện ngất ngư vì rượu thuốc diễn ra khá nhiều, tạo nên tình trạng ói mửa hoặc “thượng thổ, hạ tả” do đường ruột bị rối loạn vì rượu đế ngâm không đạt tiêu chuẩn rượu uống, cách ngâm nguyên liệu chính (thường là động, thực vật như: tắc kè, rắn bọ cạp cây lá rễ…) không đúng tiêu chuẩn rượu thuốc uống vượt quá liều của rượu thuốc.

Đối với rượu thuốc cần phải có phân lượng rõ ràng, cùng một lúc uống quá liều luợng cho phép sẽ dễ bị tình trạng “tẩu hỏa nhập ma” ngay. Tình trạng ấy dễ gặp phải ở những người dùng rượu thuốc để nhậu, nhất là các loại rượu “viagra hóa” như: rượu tắc kè, bửa củi…

Điếu thuốc vàng tay…

Nhiều người muốn phê khi hút thuốc thường hít, nuốt khói thuốc lá. Điều đó dễ dẫn đến no hơi, sình bụng.

Bên cạnh đó, mỗi điếu thuốc lại chứa nhiều chất độc, trong đó có những chất là nguyên nhân gây ung thư như: naphtylamine, pyrène, cadmium, chlorure de vinyle, urethane, bibenzacridine, polonium 210. Tất cả các chất độc ấy đưa vào phổi, vào đường tiêu hóa thì nhẹ là rối loạn tiêu hóa và lâu ngày sẽ bị các bệnh mãn tính do thuốc lá gây ra.

Nước đá

Bàn nhậu bao giờ cũng có nước đá để làm lạnh bia hoặc dùng “chữa lửa”nếu uống rượu. Từng viên nước đá trong veo dễ tạo cảm giác an tâm về mặt vệ sinh. Nước đá cũng có 2 loại: nước đá cây và nước đá “tinh khiết” được làm bằng kỹ thuật hiện đại hơn. Phổ biến trong các quán nhậu bình dân là nước đá cây, mà chất lượng nước sử dụng làm đá là một câu hỏi lớn cho người tiêu thụ. Đó là chưa kể cây nước đá được bỏ lăn lóc dưới sàn để chặt nhỏ tiện cho vào ly khách nhậu. Khách cầm lên lắc lắc ly hào hứng hô to “dzô! dzô!” nào biết hàng “sư đoàn” tạp khuẩn đang thi nhau đi vào bụng… Từ đó dẫn đến tình trạng bao tử ruột già ruột non bị nhiều mũi giáp công, không biết đường nào mà tiêu hóa. Và “nhậu sĩ” trở thành bệnh nhân đi khám bệnh đường ruột, thường xuyên bị tiêu chảy

Nhậu nhiều dễ bị rối loạn tiêu hóa dễ bị “Tào Tháo đuổi” là vậy.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật