Những dấu hiệu cảnh báo chế độ dinh dưỡng của bạn đang bị thừa muối

Những dấu hiệu tưởng chừng rất đơn giản nhưng thực tế lại báo hiệu vấn đề nghiêm trọng trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn có thói quen ăn mặn từ khá lâu.

Tổ chức FDA khuyến cáo người trưởng thành không nên ăn không quá 2300 mg muối mỗi ngày, (tương đường 1 thìa cà phê). Tuy vậy, các số liệu thống kê cho thấy, con số này thực tế rơi vào khoảng 3400 mg mỗi ngày. Không chỉ gây nên những mệt mỏi khó chịu, ăn mặn trong thời gian dài còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới sức khỏe của bạn.

Dưới đây là những dấu hiệu cảnh báo chế độ dinh dưỡng của bạn đang có lượng muối quá cao:

Bạn khát nước liên tục

Dấu hiệu dễ dàng nhận biết nhất của hiện tượng tiếp nhận quá nhiều muối chính là khát nước Dù bạn không chú ý, cơ thể của chúng ta cũng vẫn phản ứng lại tình trạng mất cân bằng dưỡng chất này khi phải chật vật cân bằng lượng muối dư thừa. Solomon Evans, chuyên gia tâm lý kiêm nhà nghiên cứu y sinh thuộc Bệnh viện Edouar-Herriot (Pháp) cho hay, quá trình này sẽ kích thích não bộ tạo ra cảm giác "khát" và thôi thúc chúng ta bổ sung thêm nước cho cơ thể.

Bạn bị bí tiểu

Khi nồng độ muối trong cơ thể quá cao, muối sẽ theo mạch máu di chuyển tới các cơ quan và ép buộc cơ thể tích trữ nước để trung hòa chúng. Chuyên gia Yvonne Bohn, bác sỹ phụ khoa tại Trung tâm tiết niệu Cystex cho biết, điều này đồng nghĩa với việc thận sẽ không còn nhiều nước để hòa tan độc tố và thải loại cặn bã ra ngoài cơ thể, dẫn tới giảm tần suất tiểu tiện.

Không chỉ vậy, các cơ quan trong cơ thể tích trữ nhiều nước như tay, chân, mặt… còn có thể gặp phải hiện tượng sưng viêm còn gọi là phù nề Do đó, nếu phát hiện bản thân gặp phù nề đồng thời tần suất tiểu tiện sụt giảm mạnh, hãy lưu ý tới chế độ dinh dưỡng của mình.

Bạn bị huyết áp cao

Nếu huyết áp của bạn cao một cách bất thường mà không bị kích thích hay gặp chấn động tâm lý nào, rất có thể nguyên nhân đến từ thói quen ăn mặn Harmony R. Reynolds, dược sĩ kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề tim mạch tại Tổ chức Y khoa Langone NYU tại New York (Mỹ) cho biết, tiếp nhận quá nhiều muối có thể làm gia tăng thể tích máu, tạo áp lực lên tim và thành mạch.

Không chỉ vậy, muối còn có khả năng ngăn chặn hoạt động của một vài loại thuốc điều trị huyết áp Điều đáng sợ hơn cả là tình trạng này không có biểu hiện cụ thể và dễ dàng bị bỏ qua cho đến khi quá nghiêm trọng. Thông thường xét nghiệm máu sẽ cho bạn biết chính xác nồng độ muối trong cơ thể. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra huyết áp để ngăn chặn những vấn đề sức khỏe sớm nhất từ thói quen ăn mặn.

Bạn bị sỏi thận

Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ làm gia tăng hàm lượng canxi trong nước tiểu gia tăng khả năng hình thành sỏi thận Do đó, nếu bị sỏi thận hãy kiểm tra lại chế độ dinh dưỡng của mình bắt đầu từ việc ăn mặn hay không.

Béo phì

Chế độ dinh dưỡng thừa quá nhiều muối cũng gây nên tình trạng béo phì ở không ít người. Jeremy Fenton, dược sĩ kiêm chuyên viên y tế tại phòng khám Schweiger - New York cho biết, tình trạng khát nước khi đồ ăn quá mặn có thể là thủ phạm cho vấn đề này. Thay vì bổ sung nước, nhiều người lại chọn cho mình các loại đồ ăn vặt để giảm cảm giác khát hay các đồ uống có gas.

Điều này khiến hàm lượng calo mà cơ thể tiếp nhận tăng vọt, gấp nhiều lần định lượng cơ thể cần. Theo thống kê, 1g muối dư thừa có thể khiến cơ thể tiếp nhận thêm đến 27g đồ uống có đường - dẫn đến tình trạng khá nguy hiểm bởi lượng đường dư thừa có thể nhanh chóng chuyển hóa thành lớp mỡ trong cơ thể.

Viêm loét dạ dày

Sử dụng quá nhiều muối cũng có thể gây nên viêm loét dạ dày và gia tăng những vấn đề dạ dày mãn tính. Debora Levyl, dược sĩ học kiêm nhà tư vấn y khoa trung tâm sức khỏe Carrington Farms cho biết, hàm lượng muối cao trong dạ dày cũng là điều kiện thích hợp cho khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) phát triển, khiến tình trạng viêm loét càng thêm trầm trọng. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến ung thư dạ dày

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật