ok:Những nguy cơ ít ngờ vì tránh nắng quá kỹ đối với trẻ em

Nhận thức về tác hại của tia cực tím đang ngày càng tăng trong những năm gần đây, vì tia cực tím làm tăng nguy cơ ung thư da. Tuy nhiên xu hướng tránh nắng quá kỹ cũng khiến nhiều trẻ bị thiếu vitamin D.

Số trường hợp còi xương tăng

BS. Toru Yorifuji bệnh viện đa khoa thành phố Osaka (Nhật) cho biết ông gặp ít nhất một trẻ bị còi xương hoặc hạ can xi huyết mỗi tháng.

“Chúng ta đã rất vất vả để xóa sổ căn bệnh này từ 20 năm trước, nhưng tôi có ấn tượng là số ca bệnh đang tăng ngày càng nhiều”, ông nói.

Chống nắng quá kĩ khiến trẻ thiếu canxi

Chống nắng quá kĩ khiến trẻ thiếu canxi

Cả hai bệnh đều do thiếu vitamin D, mà nguyên nhân chủ yếu là do bệnh nhân bị “cớm nắng”. Những nguyên nhân khác gồm trẻ ngày càng được nuôi bằng sữa mẹ vốn có lượng vitamin D thấp, và nhiều trẻ phải tránh ăn một số loại thực phẩm do bị dị ứng

Được hoạt hóa trong gan và thận vitamin D giúp cơ thể hấp thu can xi, làm xương vững vàng và cơ bắp chắc khỏe. Rất khó hấp thu đủ vitamin D chỉ từ thực phẩm đơn thuần, nhưng cơ thể tự sản sinh được vi chất này khi tiếp xúc với tia cực tím.

Giảm nồng độ can xi trong máu do thiếu vitamin D có thể gây co giận do hạ can xi huyết ở trẻ dưới một tuổi, cũng như làm biến dạng cấu trúc xương, bao gồm chân vòng kiềng - một triệu chứng của còi xương ở trẻ 1 - 3 tuổi. Để điều trị phải bổ sung vitamin D đều đặn trong ít nhất vài tháng. 

Theo BS. Yorifuji, nhiều bà mẹ đưa con đến bệnh viện đã rất ngạc nhiên và cho biết: “Chúng tôi tránh ánh nắng vì tôi tin là nó không tốt cho cơ thể. Tôi không hề biết là có những bệnh này”.

Bị ảnh hưởng phần nào bởi nỗi “ám ảnh” về làn da trắng phụ nữ ngày càng tích cực tránh nắng hơn trong những năm gần đây.

Hệ quả là trẻ em con của những bà mẹ thiếu vitamin D này dễ có khối xương thấp hơn. Một khảo sát thấy rằng 20% số trẻ sơ sinh đẻ thường bị tình trạng thiếu vitamin D.

“Không chỉ trẻ em, mà cả những phụ nữ có khả năng mang thaingười già xương yếu cũng cần phải cẩn thận”, BS Yorifuji cảnh báo.

Không có hướng dẫn rõ ràng về lượng phơi nắng thích hợp, vì mức độ tùy thuộc vào địa điểm, điều kiện thời tiết và thời gian trong ngày.

Do tiếp xúc quá nhiều với tia cực tím có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh, bao gồm ung thưđục thủy tinh thể nên sự cân bằng chính là chìa khóa. “Bạn không nhất thiết phải ra ngoài trời và tắm nắng Lượng thích hợp là lượng ánh nắng mà da được tiếp xúc khi bạn mặc quần áo phù hợp theo từng mùa”, Ryoichi Kamide, bác sĩ da liễu ở Bệnh viện Hihuno Clinic Ningyocho, Tokyo cho biết.

Nguy cơ dị ứng

Trong những năm gần đây, những phản ứng dị ứng với tia cực tím đang nhận được nhiều chú ý. Ở nhiều trường hợp, một số thuốc và hóa chất đặc biệt trên da tương tác với tia cực tím, dẫn tới phản ứng độc hoặc phản ứng dị ứng.

Một dạng dị ứng ánh nắng hay gặp là phát ban đa hình thái do ánh sáng (PMLE), thường biểu hiện là những nốt ban gây ngứa trên vùng da hở. Kết quả khảo sát cho thấy khoảng 5% số phụ nữ bị bệnh này, với những triệu chứng nhẹ thường khỏi sau vài ngày.

Các hóa chất trong thuốc cũng có thể khởi phát triệu chứng. Ví dụ, bệnh viêm da tiếp xúc ánh nắng gây nổi ban trên da khi ra nắng ở vùng da dán cao ketoprofen – thường dùng để điều trị đau hoặc viêm

Bệnh nhân bị cao huyết áp cần đặc biệt chú ý đến tình trạng mẫn cảm ánh nắng do thuốc Sử dụng các thuốc ARB và hydrochlorothiazide - thường dùng để điều trị cao huyết áp có thể gây ra các triệu chứng trên da từ nhẹ đến bỏng nắng nặng khi da bị tiếp xúc với tia cực tím.

Do đó điều quan trọng nhất là phải biết về những tác động tốt và xấu của ánh nắng mặt trời và có cách đáp ứng điều độ hợp lý.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật