Tại sao bị dị ứng thuốc? Phải làm gì để hạn chế việc dị ứng thuốc chữa bệnh

Không ít người vẫn còn băn khoăn vì sao uống thuốc chữa bệnh lại thành mắc bệnh?

Căn bệnh đang gia tăng trong cộng đồng

Khó có con số chính xác về tỉ lệ những người bị dị ứng thuốc trên thế giới. Ở nước ta, hàng năm, tại Trung tâm Dị ứng-Miễn Dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận và điều trị cho hàng nghìn ca dị ứng thuốc và con số này càng ngày càng gia tăng.

PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn - Giám đốc Trung tâm DƯ-MDLS, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nguyên nhân làm gia tăng dị ứng thuốc là do sự lạm dụng thuốc, thói quen tự điều trị - dùng thuốc theo mách bảo của những người xung quanh trong nhân dân.

Với cán bộ y tế (bác sĩ, dược sĩ), nhiều người còn thiếu kiến thức và sự thiếu thận trọng trong kê đơn và phát thuốc; Thiếu trách nhiệm trong sản xuất và bảo quản thuốc cùng việc quản lý các nguồn thuốc chưa chặt chẽ. Trong khi đó, phản ứng dị ứng thuốc lại có những biểu hiện lâm sàng và phi lâm sàng rất đa dạng, phức tạp và khó lường.

Dị ứng thuốc nặng, điều trị càng khó khăn

Phần lớn bệnh nhân đến khám, cấp cứu và đến Trung tâm DƯ-MDLS thì bệnh đã nặng vì bệnh nhân thiếu hiểu biết về dị ứng thuốc. Họ nghĩ rằng những triệu chứng này chỉ là bệnh ngoài da và là bệnh nhẹ.

Chính vì thế, đến khi bệnh đã nặng mới đi khám. Và rất nhiều bệnh nhân nặng khi chuyển đến Trung tâm DƯ-MDLS đều đã đến khám ở những địa chỉ không có uy tín và không có chuyên môn dị ứng. Đây là nguyên nhân khiến cho bệnh nặng hơn. Trong khi đó, bệnh càng nặng thì việc điều trị càng khó khăn.

PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn cho biết: “Việc điều trị cho những bệnh nhân bị dị ứng nặng gặp rất nhiều khó khăn vì thường có nhiễm trùng kèm theo, có nhiều tổn thương sâu, nhiều cơ quan bị tổn thương, do đó, khó xác định được nguyên nhân gây dị ứng.

Vì vậy, Trung tâm DƯ-MDLS chúng tôi phải tiến hành nhiều xét nghiệm, điều trị nhiều bệnh phối hợp, dùng nhiều thuốc hoặc thuốc đắt tiền hơn, mất nhiều thời gian và nguy cơ tử vong sẽ cao hơn.

Ai cũng có thể bị dị ứng thuốc

Dị ứng thuốc là sự phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể đối với một loại thuốc nào đó. PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn khẳng định: Ai cũng có thể bị dị ứng thuốc. Loại thuốc nào và mọi hình thức đưa thuốc vào cơ thể như tiêm, uống, xoa… đều có thể gây dị ứng.

Tuy nhiên, những người có tiền sử về dị ứng như dị ứng thời tiết dị ứng thức ăn hen phế quản viêm mũi dị ứng những người có cơ địa dị ứng sẽ có khả năng dị ứng cao hơn khi sử dụng thuốc.

Việc dùng thuốc không đúng chỉ định của bác sĩ, không đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng, dùng quá liều lượng, dùng kết hợp nhiều loại thuốc cùng lúc, dùng trong thời gian kéo dài hay việc kết hợp nhiều loại thuốc một lần mà không biết chúng phản ứng chéo, tương tác lẫn nhau cũng dễ gây dị ứng thuốc.

Khi bị dị ứng thuốc nhẹ, bệnh nhân có thể bị mẩn ngứa phát ban nổi mày đay, đỏ da, phù mặt (phù Quincke)... Tuy nhiên, với nhiều trường hợp, nếu bị dị ứng thuốc trầm trọng làm loét chợt niêm mạc mắt mũi miệng, bộ phận sinh dục; da toàn thân bị bong tróc như phải bỏng như ở hội chứng Lyell, hội chứng Steven Johnson thì có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Đáng ngại nhất là sốc phản vệ có thể làm bệnh nhân tử vong ngay lập tức sốc phản vệ xảy ra rất nhanh ngay sau khi tiêm hoặc uống thuốc một vài phút, người bệnh đột ngột bị khó thở sẩn ngứa toàn thân hạ huyết áp trụy tim mạch. Đây là trường hợp dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Thường gặp khi tiêm thuốc, nhất là các thuốc kháng sinh như penicillin streptomycin thuốc chống viêm giảm đau dịch truyền... hoặc ngay cả khi thuốc được xem là “hiền” như một số loại vitamin cũng có thể gây sốc phản vệ do thuốc cho những người mẫn cảm với thuốc này.

Làm gì để hạn chế?

PGS.TS. Nguyễn Văn Đoàn nhấn mạnh: Trước hết, không có bệnh không dùng thuốc, không lạm dụng thuốc hóa chất mỹ phẩm Người bệnh chỉ nên dùng thuốc điều trị bệnh theo đúng đơn chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc để tự điều trị cũng như giới thiệu thuốc điều trị cho người khác.

Người bệnh cần biết phát hiện những bất thường trong quá trình dùng thuốc Nếu đang dùng thuốc mà thấy có các dấu hiệu bất thường như sẩn ngứa nổi mày đay đau đầu chóng mặt khó thở hoặc cảm thấy khó chịu thì lập tức ngưng sử dụng thuốc đó, đến khám ngay ở cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi điện cho bác sĩ, dược sĩ để có thể được xử trí kịp thời.

Sau đó, bệnh nhân nên đến tái khám ở bác sĩ đã chỉ định thuốc để bác sĩ có thể thay đổi thuốc điều trị nếu cần. Các biện pháp dân gian điều trị dị ứng thuốc như uống nước đậu xanh để giã thuốc, uống nước chanh, lòng trắng trứng đều chưa có cơ sở khoa học để chứng minh.

Khi đã bị dị ứng loại thuốc nào thì tuyệt đối không được dùng loại thuốc đó nữa. Việc dùng thuốc chống dị ứng chỉ mang tính chất nhất thời giải quyết các triệu chứng, hậu quả của dị ứng thuốc chứ không giải quyết được căn nguyên dị ứng.

Nên nhớ rằng, tình trạng dị ứng đối với một loại thuốc xảy ra ở những lần sau đều trầm trọng hơn lần trước. Khi đi khám bệnh phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết những loại thuốc mà mình đã bị dị ứng trước đây và những loại thuốc hiện đang dùng để được hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật