Top 4 sự thật đáng sợ về suy giãn tĩnh mạch ở người trẻ tuổi

Suy giãn tĩnh mạch đang ngày càng được trẻ hóa và phổ biến hơn ở nữ giới. Đừng bỏ qua những triệu chứng nhỏ nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Cùng điểm qua 4 sự thật đáng sợ về căn bệnh trên.

Suy giãn tĩnh mạch là gì?

“Suy giãn tĩnh mạch là thuật ngữ chỉ sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch dẫn đến hiện tượng máu ứ đọng lại sẽ gây ra những biến đổi về huyết động và biến dạng tổ chức mô xung quanh, gây ra các triệu chứng như nhức mỏi, nặng chân phù chândị cảm kiến bò, vọp bẻ (chuột rút) về ban đêm... có thể dẫn đến các biến chứng khó chữa như chàm da, loét chân không lành (nhất là ở người già) chảy máu giãn lớn các tĩnh mạnh nông viêm tĩnh mạch nông huyết khối huyết khối tĩnh mạch sâu “ - Trích Bách khoa toàn thư mở Wikipedia.

 

1. Trung bình có khoảng 30-40% dân số trưởng thành mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch

Suy tĩnh mạch là bệnh rất phổ biến. Thống kê của các nghiên cứu dịch tễ học thế giới ghi nhận, khoảng 30-40% dân số trưởng thành mắc bệnh này và có tới 65% dân số không hề biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám bác sỹ (báo cáo nghiên cứu Vein Consult Program- Vietnam 2011).

2. Dấu hiện ban đầu dễ gây nhầm lẫn với các bệnh thông thường

Thông thường bệnh suy giãn tĩnh mạch biểu hiện ở 2 khía cạnh: triệu chứng cơ năng (là những dấu hiệu chỉ có người bệnh cảm nhận được) và triệu chứng thực thể (là những dấu hiệu có thể nhìn thấy).

Triệu chứng cơ năng của bệnh giãn tĩnh mạch thường là cảm giác đau nhức, nặng chân mỏi chân cảm giác nóng, ngứa, co cứng hay chuột rút về đêm, khi đứng cảm thấy tê như máu chảy dồn xuống chân, cảm giác châm chích rất khó chịu.

Triệu chứng thực thể là: Có những đường vành mạch máu nhỏ hay những đường gân xanh nổi trên da, có vết chàm hay loét vùng cổ chân, viêm mô dưới da…

Các triệu chứng cơ năng của bệnh tĩnh mạch dễ bị chẩn đoán nhầm là bệnh của xương khớp hay thần kinh ngoại biên Vì vậy việc chuẩn đoán chính xác được bệnh đôi khi không hề đơn giản.

3. Suy giãn tĩnh mạch có thể gây tử vong nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời

Nếu không phát hiện sớm để điều trị phù hợp, bệnh giãn tĩnh mạch chân sẽ có những biến chứng như: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.

- Nặng hơn bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.

- Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét nhiễm trùng rất khó điều trị.

- Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.

4. Suy giãn tĩnh mạch ngày càng trẻ hóa

Bệnh giãn tĩnh mạch chân hay suy tĩnh mạch là bệnh mãn tính thường gặp ở phụ nữ và người lớn tuổi - do quá trình lão hóa các cơ quan theo tuổi tác. Nhưng hiện nay nó cũng đang xuất hiện nhiều ở giới trẻ. Giãn tĩnh mạch chân ở nữ giới thường gặp nhiều hơn so với nam giới. Nhất là những phụ nữ đang trong quá trình mang thai

Khắc phục như thế nào?

Những bệnh nhân có nguy cơ cao về suy tĩnh mạch như phụ nữ trong độ tuổi 35-50, làm công việc đứng lâu, ngồi nhiều và đang có triệu chứng sớm như đau sưng, nặng chân về chiều nên đến bệnh viện để được khám, chẩn đoán và điều trị sớm. Tùy vào cấp độ của bệnh mà các bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp khác nhau: điều trị bệnh dùng thuốc hoặc phẫu thuật chích xơ, rút bỏ tĩnh mạch bị giãn, suy...

Người bệnh cần duy trì một chế độ sinh hoạt năng động, đi bộ hằng ngày, chú ý giữ cân nặng cơ thể hợp lý, bỏ thuốc lá Ngoài ra, nên tích cực điều trị để bệnh không nặng thêm và gây biến chứng nguy hiểm.

Chị Lan - một người bị suy giãn tĩnh mạch lâu năm chia sẻ: “Từ sau khi bị bệnh tôi thay đổi lịch sinh hoạt và thể dục đều đặn, kết hợp dùng Dulcit để hỗ trợ điều trị và đã có kết quả tích cực. Thực phẩm chức năng Dulcit là sản phẩm hàng đầu của Pháp, bổ sung thành phần thảo dược tự nhiên như chiết xuất hạt rẻ ngựa, lá cây phỉ…giúp làm giảm các triệu chứng như đau chân nặng chân phù chân và tôi thấy triệu chứng giảm rất nhiều”.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật