Mách nhỏ các bạn chế độ ăn khoa học dành cho những người mỡ máu cao

Đa số các trường hợp rối loạn chuyển hóa lipid máu là do dinh dưỡng, chế độ ăn quá nhiều mỡ động vật, quá nhiều thức ăn chứa nhiều cholesterol (phủ tạng động vật, mỡ động vật, trứng, bơ, sữa toàn phần...), chế độ ăn dư thừa năng lượng (béo phì), uống nhiều rượu, hút thuốc lá... Một số trường hợp có thể do di truyền hoặc thứ phát sau một số bệnh như hội chứng thận hư, suy giáp, đái tháo đường, bệnh gan mật...

Chế độ ăn uống nên giảm chất béo kết hợp với giảm acid béo no và cholesterol Nhiều nước hiện nay khuyên nên ăn chất béo dưới 20% tổng năng lượng ăn vào. Các acid béo no có nhiều trong mỡ, bơ. Acid béo no làm tăng cholesterol toàn phần và LDL-C; giảm HDL-C dẫn đến làm tăng tỷ số triglicerid/HDL và LDL/HDL dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ăn nhiều chất béo chưa no còn làm giảm nguy cơ một số bệnh tim mạch. Chất béo chưa no trong chế độ ăn có tác dụng làm tăng HDL-C (loại cholesterol có ích) như: dầu đậu nành dầu hướng dương dầu vừng Các acid béo chưa no có nhiều nối đôi làm giảm tổng số cholesterol và LDL-C có ở các loại hạt có dầu như: vừng, lạc hạt dẻ hạt bí ngô hạnh nhân... Nếu có điều kiện nên bổ sung dầu cá thiên nhiên vì chứa nhiều acid béo chưa no có nhiều nối đôi omega-3, omega-6. Nghiên cứu cho thấy, các acid béo chưa no omega-3, omega-6 không những làm giảm cholesterol mà còn giảm cả triglycerid ở những người có triglyceride cao. Chế độ ăn hàng ngày cần tăng các acid béo omega-3 để phòng các bệnh tim mạch; cụ thể là mỗi tuần nên ăn cá 2-3 lần, thay thế cá cho thịt. Tất cả các loại cá và hải sản đều chứa các acid béo omega-3. Đối với những người không thích ăn cá và hải sản có thể sử dụng dầu cá mỗi ngày 2-3g.

Không ăn nhiều thức ăn có cholesterol cao như lòng đỏ trứng thịt có màu đỏ sữa gan bơ, phủ tạng động vật...; Hạn chế uống rượu; Ăn nhiều rau quả (vì chúng làm hạ lượng cholesterol) như các loại táo, bưởi cam quýt, bắp cải, cải củ, cải bẹ cải xanh cà rốt cà chua cà tím đu đủ tỏi hành ta hành tây gừng ớt

Chú ý: Cần theo dõi cân nặng và BMI (chỉ số khối cơ thể) để điều chỉnh tổng lượng calo giúp đạt hiệu quả giảm cân cũng như duy trì cân nặng sau khi đạt BMI ở mức bình thường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật