BSCKII Vũ Thị Lừu: Bổ sung sắt cần phải đúng cách cho trẻ

Sắt là một chất cực độc nếu cơ thể dung nạp quá nhiều.

Hiện nay, một số bậc phụ huynh thường tự ý bổ sung sắt cho con qua đường uống mà không tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng an toàn, cách sử dụng cũng như cách bổ sung dựa trên sức khỏe của bé. Điều này có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của trẻ nhỏ.

BSCKII. Vũ Thị Lừu - Chuyên khoa Nội - Tiêu hóa - Bệnh viện E, cho biết:

Những lý do thiếu sắt thường gặp

- Mất máu cấp tính (do bị thương) hay kéo dài (do rong kinh bị giun móc trĩ).

- Rối loạn tiêu hoá dẫn đến hấp thu sắt kém.

- Có thai, nhu cầu sắt tăng cao nhưng ăn không đủ lượng thức ăn chứa sắt cần thiết.

- Trẻ em trong năm đầu cần nhiều sắt. Cho ăn không đúng cách sẽ bị thiếu sắt.

Nhu cầu sắt hàng ngày: nam 1mg, nữ 1,6 - 2mg. Trẻ mới sinh đã có một lượng sắt dự trữ khoảng 0,25g. Ở trẻ sinh non sinh già tháng suy dinh dưỡng bào thai, lượng sắt dự trữ còn ít hơn, chỉ khoảng 0,15g. Từ khi mang thai cho đến khi nuôi con bú đến 6 tháng tuổi, bà mẹ phải mất đi khoảng 955mg sắt (bao gồm: cho thai 450mg, ở nhau thai 150mg và mất máu khi sinh 175mg và tiết vào sữa cho con 180mg).

Trẻ em từ 6 tháng đến 2 tuổi, thanh thiếu niên từ 14 -18 tuổi, người mang thai cần một lượng sắt nhiều hơn thiếu sắt thường xảy ra trẻ em và người mang thai Theo các số liệu nghiên cứu có 40 - 50% phụ nữ mang thai bị thiếu sắt (thay đổi theo vùng).

Khi lượng sắt trong thực phẩm không cung cấp đủ hay có sự rối loạn hấp thu chất sắt trong cơ thể, hoặc các tế bào hồng cầu không sản sinh ra đủ do cơ thể mất máu nhiều, sẽ gây nên tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và dần dần sẽ gây ra bệnh thiếu máu do thiếu sắt

Nguyên tắc cần thực hiện khi bổ sung sắt là phải tuân theo chỉ định của thầy thuốc tránh bổ sung sắt quá liều trong một thời gian dài, sẽ gây ra nguy cơ xơ gan bệnh cơ tim đái tháo đường thay đổi màu sắc ở da viêm khớp bệnh hệ thần kinh…

Sau khi ngừng thuốc có thể bổ sung sắt tự nhiên qua chế độ ăn bằng việc tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu chất sắt với các thực phẩm như thịt, đậu bánh mì nguyên cám, trái cây rau xanh. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật