Cẩn thận xin sữa mẹ cho con và điều mẹ cần phải biết đến

Với những mẹ không đủ sữa cho con thường phải đi xin sữa mẹ cho con. Nhưng chị em hãy đọc kỹ bài viết dưới đây và cẩn thận khi xin sữa mẹ cho bé uống.

Lợi ích của sữa mẹ

Sữa mẹ vô cùng tốt cho sức khoẻ của bé. Việc nuôi con bằng sữa mẹ là một phương pháp nuôi dưỡng an toàn và hiệu quả với trẻ nhỏ vì sữa mẹ là loại thức ăn tốt nhất cho bé dưới 1 tuổi và không có loại thức ăn nào có thể thay thế được.

Sữa mẹ có đủ năng lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu giúp tăng sức đề kháng cho con.

Xin sữa mẹ tốt hay không?

Hành động xin và cho sữa mẹ là một trong những nghĩa cử đẹp. Việc này không những cung cấp dưỡng chất cho trẻ mà còn giúp bảo vệ bé khỏi nhiều nguy cơ nhiễm bệnh nhờ khả năng miễn dịch từ sữa mẹ. Nhưng việc xin sữa mẹ có tốt hay không là vấn đề nhiều chị em đang quan tâm và lo lắng.

Cẩn thận khi xin sữa mẹ cho con

Cẩn thận khi xin sữa mẹ cho con

Ai cần xin sữa mẹ?

Với những chị em mất, ít sữa hay những em bé chẳng may bị mất mẹ...thường phải xin sữa mẹ từ những chị em khác. Thực tế sữa mẹ có thể lây truyền một số bệnh nguy hiểm như HIV viêm gan B, bệnh do siêu vi trùng gây ra...Nếu các mẹ mắc phải một số bệnh này tuyệt đối không được cho bé bú.

Ngoài ra các chị em có bệnh ở vùng vú như áp xe vú, vú bị viêm mủ cũng không nên cho bé bú. Những người này cần kiêng cho con (hay trẻ khác) bú hoàn toàn, vắt sữa ở bên vú bị viêm bỏ đi, chữa khỏi hẳn bệnh thì mới được cho trẻ bú trở lại. Trẻ bú ở bên vú bị viêm nhiễm này có thể bị nhiễm khuẩn gây ỉa chảy và mắc một số bệnh.

Nguy hiểm xin sữa mẹ

Việc cho con bú sữa mẹ vô cùng tốt nhưng việc nuôi con bằng sữa mẹ từ sữa của các bà mẹ khác thì chị em nên có cách nhìn đúng đắn nhất. Với những chị em  bị bệnh viêm gan siêu B và HIV cần cẩn thận khi cho sữa. Những người viêm gan siêu vi B khi sinh, con của họ sẽ được chích một mũi vacxin ngừa viêm gan siêu vi B và một mũi kháng thể thụ động nên họ có thể cho con bú được còn cho con của người khác bú thì không đảm bảo vẫn có nguy cơ truyền bệnh.

Đặc biệt những người mắc HIV khi mang thai cũng được chích thuốc phòng lây nhiễm cho con và sau sinh con họ cũng được chích thuốc phòng lây nhiễm, nhưng việc cho con người khác bú thì không được. Ngoài ra, những người bị các bệnh này khi cho con bú cũng được bác sĩ dặn dò rất kỹ, không để chảy máu núm vúniêm mạc miệng của bé cũng phải nguyên vẹn.

Do vậy việc đi xin sữa từ người khác cho con bú là vô cùng nguy hiểm bởi trong sữa có nhiều mầm bệnh gây hại cho trẻ. Vì khi xin sữa bạn không biết về thể chất, bệnh tật của người cho sữa thế nào.

Vì thế các bà mẹ muốn xin sữa cho con cần tìm hiểu kỹ về thể trạng sức khoẻ, đặc biệt tình trạng bệnh tật của người cho sữa. Vì trong quá trình nhận sữa, trẻ có thể bị nhiễm nhiều bệnh truyền nhiễm như virus gây viêm gan HIV hóa chất độc hại từ một số ma túy một số loại thuốc hạn chế, cấm dùng cho phụ nữ giai đoạn có sữa nuôi con.

Nguồn cho sữa vô cùng quan trọng

Với những người cho sữa cần được kiểm tra sức khỏe kỹ lưỡng trước khi cho để tránh những bệnh tật. Đối với những trẻ uống sữa của những sản phụ có máu nóng không vấn đề gì vì đó là do cơ địa của mỗi người sản phụ chứ sữa không có ảnh hưởng gì trẻ.

Một số bà mẹ có nhiều sữa mà cho con bú không hết, sau khi được kiểm tra bệnh tật nếu không có vấn đề gì thì cho những đứa trẻ khác đang thiếu nguồn sữa mẹ uống cũng rất tốt, đỡ lãng phí nguồn sữa mẹ quý giá.

Cách đề phòng mất sữa sau khi sinh

Có khá nhiều nguyên nhân làm các bà mẹ bị mất sữa sau sinh hoặc ít sữa sau sinh như mẹ quá đau sau khi sinh, sử dụng kháng sinh quá nhiều, ngủ ít, uống ít nước ăn uống không đủ chất dinh dưỡng cho con bú quá ít hoặc bú không đúng cách… Điều này khiến các bé rất thiệt thòi. Vì vậy, các mẹ cần lưu ý để mình không bị mất sữa sau khi sinh.

Chị em nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, không nên cho bé bú sữa công thức sớm sau sinh vì trẻ sẽ quen bú bình và không chịu bú ti mẹ.
Trong quá trình cho con bú chị em nên có chế độ sinh hoạt khoa học như không nên thức khuya, không sử dụng các chất kích thích Chị em cũng nên bổ sung các chất dinh dưỡng như thịt, cá trứng sữa,  bơ, hoa quả....hoặc các món ăn dân gian như cháo móng giò, cháo đu đủ cháo lạc, canh mồng tơi,… Ngoài ra, cần chú ý uống nhiều nước hoa quả, sữa, nước lọc,… để lượng sữa dồi dào.

Với những chị em có quá nhiều sữa có thể vắt sữa để bảo quản đông lạnh. Khi đóng túi cần ghi rõ ngày tháng, thời gian bảo quản. Vắt sữa không nên đầy quá sẽ làm bịch sữa bung ra. Khi bảo quản thì mua túi trữ sữa chuyên dụng hoặc túi có khóa. Khi trữ sữa trong tủ đá chị em nên dùng 1 chiếc tủ đá chuyên dụng để trữ sữa cho con tránh để với các loại thức ăn khác vì có thể làm vi khuẩn tấn công vào sữa gây bệnh cho trẻ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật