Đừng bao giờ để trẻ ăn quá no! Hãy để con tự quyết định

Cha mẹ nào cũng nghĩ trẻ ăn no, ăn nhiều để chóng lớn. Tuy nhiên, sự thật để trẻ ăn quá no có thể gây ra nhiều rắc rối hơn cha mẹ tưởng.

Cha mẹ nào cũng muốn con mình to khỏe, bụ bẫm. Vì thế, trẻ thường bị ép ăn thật nhiều. Nếu trẻ lười ăn, thấp còi hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi thì cha mẹ lại càng lo lắng, sốt sắng khoản ăn uống của con.

Nhiều người nghĩ rằng trẻ nghịch ngợm, chạy nhảy nhiều sẽ tốn nhiều năng lượng, đói sớm và có xu hướng cho con ăn một bữa thật no thay vì nhiều bữa nhỏ lắt nhắt. Cách cho trẻ ăn uống thế này để lại nhiều hệ quả nguy hiểm cho sức khỏe

Càng ép càng biếng ăn

Đây là một sự thật mà nhiều cha mẹ nuôi con nhỏ đã từng trải nghiệm. Qúa trình ăn uống của con người chịu tác động của các cơ quan thần kinh trung ương phối hợp cùng hệ tiêu hoá thực hiện. Điều này cho thấy, yếu tố tâm lý có sự chi phối không hề nhỏ đến việc trẻ ăn nhiều, ăn ngon miệng hay không. 

Khi bị ép buộc, nghĩa là trẻ ăn một cách thụ động, khó nhọc, không theo nhu cầu nên sẽ ăn uống uể oải. Trẻ ít nhai nên thức ăn thô còn nhiều, khi đi xuống dạ dày các cơ quan tiêu hóa sẽ phải làm việc nhiều hơn, đây chính là nguyên nhân lý giải vì sao trẻ đau dạ dày khi còn ít tuổi.

Ngoài ra, khi ép con ăn thực quản của trẻ bị tống sốc gây co bóp đột ngột làm thức ăn trào ngược ra ngoài. Vì vậy mới có cảnh, nhiều bà mẹ dỗ dành con ăn được 1 thìa mất nửa tiếng đồng hồ, rồi lại ngược xuôi dọn dẹp 'chiến trường' trong sự mệt mỏi bực giận sau khi con nôn trớ. Tâm lý ép ăn khiến bữa cơm gia đình luôn căng thẳng là nỗi sợ của nhiều đứa trẻ nên càng ép trẻ lại càng sợ ăn biếng ăn là như vậy.

Béo phì, tiểu đường ở trẻ em gia tăng

Khi bị ép ăn thái quá, nhiều trẻ có xu hướng bị hội chứng rối loạn ăn uống trẻ ăn vô độ, ăn không biết no hoặc ăn nhiều hơn mức bình thường, chỉ lựa chọn ăn một số thực phẩm nhất định như thịt đỏ tôm cá, đồ ngọt… Lâu dần trẻ tăng cân không kiểm soát, bị béo phì thậm chí là tiểu đường

Một bé gái 3 tuổi sống ở Texas, Mỹ đã trở thành bệnh nhân nhỏ tuổi nhất mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 Căn bệnh này được phát hiện ra khi bé phải nhập viện điều trị béo phí. Cả cha và mẹ của bé cũng đều bị béo phì và bé đã được nuôi dưỡng bằng nhiều thực phẩm giàu chất béo và đường.

Trẻ ăn quá no, nguy hiểm đến tính mạng

Ngay những ngày đầu năm 2016, cái chết đau lòng của bé trai 5 tuổi người Trung Quốc vì đã ăn quá no là lời cảnh báo đối với rất nhiều phụ huynh. Em bé đã nghe lời cô giáo ăn hết bữa trưa dù rất no. Tuy nhiên, đến giờ ngủ trưa, bé có biểu hiện khó chịu do trướng bụng, các cô giáo trông lớp chủ quan lại dỗ dành bé ngủ ngoan. Bé trai đã thiếp ngủ và khi cô giáo gọi dậy đã mãi mãi không tỉnh giấc do thức ăn nghẹn ở khí quản khiến bé tử vong

Thực tế cho thấy, việc để trẻ ăn quá no rất có hại đến thể chất và tâm lý của trẻ về lâu dài. Khi ăn no, phần lớn lượng máu trong cơ thể chuyển đến đường ruột, máu để cung cấp cho đại não bị thiếu hụt, về lâu dài não bị mệt mỏi.

Bên cạnh đó, các phần não liên quan đến ăn uống luôn trong tình trạng hưng phấn trong khi các khu vực khác bị ức chế, điều này khiến đại não sớm lão hoá và suy yếu, ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh của trẻ. Những trẻ thường xuyên ăn no thường kém thông minh, nhanh nhẹn so với trẻ ăn ít hoặc ăn đủ no.

Trẻ vừa ăn xong không nên làm gì?

- Không được ngủ ngay: Nếu trót để bé ăn no, cha mẹ không nên ép bé đi ngủ ngay, đặc biệt là bữa trưa và bữa tối. Nên để trẻ nghỉ ngơi, thư giãn hoặc gia đình cùng ngồi trò chuyện hoặc hãy để trẻ thức để 'xuôi cơm' trước khi bước vào giấc ngủ Trẻ ăn quá no thường có biểu hiện khó chịu do đầy bụng nên cũng khó ngủ ngon giấc vì vậy không nên ép trẻ ngủ ngay sau bữa ăn.

- Không cho trẻ tham gia các hoạt động mạnh: Sau bữa ăn, người lớn cần yêu cầu trẻ ngồi ngoan, có thể chơi các trò chơi nhẹ nhàng, tránh việc chạy nhảy, nô đùa vì sẽ 'xóc bụng' gây đầy hơi, khó chịu hoặc nôn trớ.

- Với trẻ sơ sinh nếu được mẹ cho bú no hoặc ăn bột no, mẹ nên thực hiện biện pháp ợ hơi cho con, giúp bé thoái mái và tránh tình trạng nôn trớ trào ngược dạ dày sau ăn.

Bữa ăn khoa học, đủ chất

Một bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng là bữa ăn có đủ 4 nhóm chất: đạm- đường-chất béo-vitamin và chất xơ phù hợp với độ tuổi chiều cao cân nặng của từng trẻ. Thay vì ép con ăn và ước mơ con mình phải cao lớn, to, đẹp như 'con nhà người ta', cha mẹ cần lắng nghe nhu cầu của con mình. Không phải đứa trẻ nào cũng có sở thích ăn uống giống nhau và con số hiển thị trên chiếc cân nói lên toàn bộ sức khoẻ của bé. Hãy cho con những giờ ăn vui vẻ, có thói quen ăn uống lành mạnh ngay từ khi lọt lòng nhé!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật