Những sai lầm khiến trẻ ăn đủ rau xanh vẫn thiếu chất xơ
Táo bón vì ăn nhiều đồ ngọt, uống nhiều sữa…
Táo bón là một trong những rối loạn về đường tiêu hóa mà trẻ nhỏ hay mắc phải. Đây là dấu hiệu cảnh báo đường ruột không khỏe, dẫn đến làm chậm quá trình chuyển hóa thức ăn, chất thải. Khi thức ăn không được chuyển hóa, nó sẽ khiến trẻ đầy bụng ăn không ngon miệng.
Đồng thời, khi chất thải không được chuyển hóa, nó sẽ tích tụ trong ruột già khiến chất độc có trong đó ngấm ngược trở lại cơ thể, rất nguy hiểm cho sức khỏe đặc biệt là với trẻ nhỏ. Ý thức được vấn đề này, nhiều người đã tăng cường chất xơ để phòng chống táo bón cho trẻ, thế nhưng, việc bổ sung sai cách lại khiến tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn.
Nhắc đến táo bón thông thường, mọi người chỉ nghĩ rằng đó là do ăn thiếu rau xanh thiếu chất xơ tuy nhiên, nó còn do mất nước do ăn nhiều chất béo, nhiều đồ ngọt, thậm chí là do trẻ uống nhiều sữa…
Khi tình trạng táo bón gia tăng, nhiều bậc phụ huynh đã bổ sung chất xơ bằng cách cho bé ăn nhiều rau xanh trái cây. Tuy nhiên, vì mong muốn con có thể hấp thu được lượng rau xanh, trái cây nhiều hơn, không ít người đã sử dụng cách ép lấy nước để uống. Và đây là sai lầm phổ biến nhất khiến lượng chất xơ bị mất đi.
Theo PGS, bác sĩ Trần Đình Toán, Bệnh viện Hữu Nghị Hà Nội nước ép nhiều vitamin và muối khoáng nhưng gần như không có chất xơ Đó là lý do trẻ uống nhiều nước hoa quả nhưng vẫn bị táo bón
Thế nên, theo PGS Trần Đình Toán, cách tốt nhất là cha mẹ cần cho con ăn cả trái cây. Việc này không chỉ giúp tăng cường chất xơ mà còn tăng cường kỹ năng nhai nuốt ở trẻ.
Ngoài sai lầm như PGS Trần Đình Toán đã phân tích ở trên, nhiều phụ huynh còn có quan điểm: luộc rau thật nhừ để con dễ nuốt. Việc này cũng vô tình làm mất đi hàm lượng chất xơ và vitamin đáng kể trong rau, củ.
Hơn nữa, nó còn làm cho mùi vị của món ăn trở nên khó ăn. Do đó, hãy chỉ luộc rau củ chín tới. Với những trẻ đang ăn dặm rau củ chỉ nên cho vào khi cháo/bột đã gần chín. Bạn cũng cần lưu ý rằng: chất xơ có nhiều trong các loại rau màu xanh đậm hơn, do đó, đừng thay thế rau xanh bằng củ, quả.
Bên cạnh lưu ý về việc bổ sung chất xơ, bạn cũng đừng quên cho con uống đủ nước, đặc biệt là vào những ngày nắng nóng. Lượng nước này sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru hơn, từ đó, giảm hiện tượng táo bón
Thụt hậu môn: Hậu quả khó lường
Khi trẻ bị táo bón nhiều người thường can thiệp bằng cách thụt hậu môn. Về tác dụng tức thời, việc thụt tháo có thể giúp trẻ nhẹ bụng ngay tức thì, thế nhưng, khi lạm dụng, nó sẽ gây ra nhiều hậu quả như: Gây bỏng rát hậu môn, tổn thương và làm giảm đàn hồi cơ trơn hậu môn; Mất phản xạ đi ngoài tự nhiên, có thể gây hiện tượng phân són, đại tiện không kiểm soát; Lệ thuộc vào thuốc trầm trọng hơn tình trạng táo bón…
Ngoài ra, các loại thuốc thụt này chỉ nên dùng với trẻ trên 2 tuổi nên trước khi dùng cần có sự tư vấn của bác sĩ.
Trong trường hợp trẻ bị táo bón chúng ta hãy cho trẻ uống nhiều nước. Với trẻ đang bú mẹ, bạn cần tăng cường lượng bú để trẻ không bị thiếu nước.
Ngoài ra, bạn hãy thường xuyên xoa bụng cho bé theo chiều kim đồng hồ vào lúc bé đói để kích thích đường tiêu hóa. Bé cũng cần được vận động nhiều để dễ đi ngoài.
Tất nhiên, mọi biện pháp can thiệp khi trẻ bị táo bón đều chỉ là giải pháp tình huống. Vấn đề cốt lõi vẫn là tập cho trẻ một thói quen ăn uống lành mạnh vận động hợp lý.
Theo đó, bạn nên chú ý cho trẻ ăn đa dạng các loại rau chứa nhiều chất xơ như rau muống mồng tơi rau khoai lang rau ngót…, các loại thực phẩm giúp nhuận tràng như khoai lang chuối bưởi, thanh long… Đồng thời, cần tránh các loại thực phẩm dễ gây táo bón như ổi hồng xiêm cà rốt…
Bên cạnh đó, bạn cũng cần hình thành cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một giờ nhất định trong ngày, tăng cường vận động và cho trẻ uống nhiều nước để bộ máy tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.
- Vụ ăn cháo gà để qua đêm, 2 em nhỏ tử vong: Bảo quản cháo... (Thứ năm, 08:44:02 13/05/2021)
- Cho con ăn loại thịt này bảo sao trẻ chậm lớn, chiều cao khó... (Chủ nhật, 09:24:00 02/05/2021)
- Con uống sữa nhiều như nước vẫn không lớn, có thể do mẹ... (Thứ năm, 17:02:06 22/04/2021)
- Trẻ mấy tháng ăn được tôm và những lưu ý khi cho bé ăn tôm (Thứ sáu, 13:16:04 26/03/2021)
- 6 loại cá chứa nhiều thủy ngân, càng ăn càng hại, nhà có con... (Thứ Hai, 17:34:09 15/03/2021)
- Bé 8 tuổi cao 115 cm vì mẹ bổ sung quá nhiều canxi, tương lai... (Thứ Hai, 13:41:00 04/01/2021)
- 3 lỗi chăm con khiến bé thường xuyên bị ốm, nhất là điều... (Thứ bảy, 08:14:05 26/12/2020)
- Bé 10 ngày tuổi tử vong vì dùng mật ong, điều chuyên gia cảnh... (Chủ nhật, 20:30:09 08/11/2020)
- 6 thực phẩm gây bệnh tim mạch hàng đầu cho trẻ, mẹ chớ dại... (Thứ bảy, 08:18:01 07/11/2020)
- Thực phẩm dễ gây sâu răng cho bé, mẹ cần tránh xa (Chủ nhật, 17:42:04 25/10/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:05 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:06 12/02/2023