Tăng cường miễn dịch đường tiêu hóa giúp trẻ phát triển khỏe mạnh
Hầu hết, trẻ trong độ tuổi từ 6 tháng cho đến 4 tuổi – giai đoạn được coi là “khoảng trống miễn dịch” - rất hay gặp phải vấn đề về tiêu hóa, như: rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm tăng cân, kém hấp thu… Trong khi đó, đây lại là giai đoạn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ về sau. Vì vậy, hiểu thế nào là “khoảng trống miễn dịch” cùng với phương pháp tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa của trẻ trong thời kỳ này là điều cần thiết để trẻ có sức khỏe tốt và phát triển bền vững.
Thế nào là “khoảng trống miễn dịch”.
“Khoảng trống miễn dịch” là thuật ngữ để chỉ trạng thái miễn dịch của cơ thể trẻ trong giai đoạn từ 6 tháng cho đến khoảng 3 hoặc 4 tuổi. Khi mới sinh, cơ thể trẻ đã có khả năng miễn dịch nhờ các kháng thể được mẹ truyền cho trong quá trình mang thai Ở trẻ bú mẹ sữa mẹ là nguồn cung cấp các kháng thể thụ động giúp cơ thể tiếp tục duy trì được khả năng phòng chống bệnh tật.
Các kháng thể này đều là kháng thể sẵn có, sẽ giảm dần về số lượng trong khoảng 6 tháng đầu sau sinh, trong khi hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn chỉnh để tự sản xuất ra kháng thể, dẫn đến khả năng miễn dịch của trẻ sẽ yếu dần. Khi trẻ được 3 hoặc 4 tuổi, hệ thống này mới được hoàn thiện và cơ thể trẻ mới có thể sản xuất đầy đủ các kháng thể giúp chống lại các yếu tố gây bệnh. Vì vậy, trong giai đoạn từ 6 tháng đến 4 tuổi, trẻ rất hay bị mắc các bệnh nhiễm trùng nhất là những bệnh về tiêu hóa và hô hấp
Hệ tiêu hóa của trẻ trong thời kỳ “khoảng trống miễn dịch”
Hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm đầu đời, nhất là thời kỳ “khoảng trống miễn dịch”, chưa phát triển hoàn thiện cả về cấu tạo và chức năng. Ở giai đoạn này, trẻ có những sự thay đổi quan trọng về chế độ ăn bắt đầu chuyển từ sữa sang ăn các loại thực phẩm khác như bột, cháo, cơm.. Việc liên tục làm quen với thức ăn mới lạ khiến hệ tiêu hóa của trẻ phải “hoạt động” nhiều hơn và tăng cường sản xuất enzyme tiêu hóa
Bên cạnh đó, thời kỳ này, trẻ gia tăng sự tiếp xúc với môi trường bên ngoài, với bản tính tò mò, ưa khám phá, nên nguy cơ xâm nhập của các tác nhân gây bệnh lại càng cao. Khi trẻ bị bệnh, việc sử dụng một số thuốc điều trị, nhất là thuốc kháng sinh khiến hệ vi sinh đường ruột bị mất cân bằng, gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa Những yếu tố trên dẫn đến tình trạng suy giảm chức năng tiêu hóa, giảm hấp thu dinh dưỡng; lâu ngày trẻ sẽ biếng ăn khiến cơ thể thiếu chất, suy dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển lâu dài.
Tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa của trẻ bằng cách nào?
Để tăng cường miễn dịch cho hệ tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn “khoảng trống miễn dịch”, cha mẹ cần chú ý:
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh. Trẻ được bú mẹ đầy đủ sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định và là tiền đề để có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh trong suốt giai đoạn tiếp theo.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, duy trì chế độ ăn hợp lý và đúng giờ, đồ ăn phù hợp theo từng lứa tuổi, cho bé ăn đồ ăn tươi và dễ tiêu hóa, uống nhiều nước, ăn nhiều rau quả sữa chua Hạn chế những thức ăn nhiều chất béo chất đạm cũng như những thức ăn để lâu ngày, dễ ôi thiu.
Cho trẻ ngủ đủ giấc giấc ngủ sâu, chỗ ngủ yên tĩnh thoáng mát khiến cơ thể trẻ thoải mái hệ miễn dịch cũng sẽ được tăng cường. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, tần suất cho ăn đêm nên giảm dần để tránh làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ.
Ngoài ra, nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung kẽm emzymes tiêu hóa và probiotics – vi khuẩn có lợi- có khả năng tăng cường chức năng tiêu hóa và khả năng miễn dịch. Các nhóm vi khuẩn hay được sử dụng như lactobacillus; bifidobacterium… có khả năng cạnh tranh ức chế vi khuẩn gây bệnh trong đường ruột, tạo acid lactic enzyme giúp hỗ trợ quá trình tiêu hóa và kích thích các tế bào biểu mô ruột sản sinh kháng thể..
- Vụ ăn cháo gà để qua đêm, 2 em nhỏ tử vong: Bảo quản cháo... (Thứ năm, 08:44:04 13/05/2021)
- Cho con ăn loại thịt này bảo sao trẻ chậm lớn, chiều cao khó... (Chủ nhật, 09:24:09 02/05/2021)
- Con uống sữa nhiều như nước vẫn không lớn, có thể do mẹ... (Thứ năm, 17:02:08 22/04/2021)
- Trẻ mấy tháng ăn được tôm và những lưu ý khi cho bé ăn tôm (Thứ sáu, 13:16:03 26/03/2021)
- 6 loại cá chứa nhiều thủy ngân, càng ăn càng hại, nhà có con... (Thứ Hai, 17:34:01 15/03/2021)
- Bé 8 tuổi cao 115 cm vì mẹ bổ sung quá nhiều canxi, tương lai... (Thứ Hai, 13:41:01 04/01/2021)
- 3 lỗi chăm con khiến bé thường xuyên bị ốm, nhất là điều... (Thứ bảy, 08:14:05 26/12/2020)
- Bé 10 ngày tuổi tử vong vì dùng mật ong, điều chuyên gia cảnh... (Chủ nhật, 20:30:02 08/11/2020)
- 6 thực phẩm gây bệnh tim mạch hàng đầu cho trẻ, mẹ chớ dại... (Thứ bảy, 08:18:09 07/11/2020)
- Thực phẩm dễ gây sâu răng cho bé, mẹ cần tránh xa (Chủ nhật, 17:42:08 25/10/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:02 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:00 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023