Chế độ ăn uống đặc biệt dành cho những người bị gút

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị, cần kết hợp chế độ ăn uống thích hợp nhằm ngăn ngừa hoặc kéo dài thời gian phát bệnh gút.

Bệnh gút (gout) là hậu quả của tăng axit uric máu một sản phẩm chuyển hoá cuối cùng của các nhân purin (adenine và guanine) thành phần axit nhân tế bào (acxit nucleic).

Bệnh gút  thường gặp ở nam giới, có độ tuổi trên 40. Nguyên nhân bệnh gút là do lắng đọng các tinh thể urat (urat natri) hoặc tinh thể axit uric gây viêm khớp. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mãn tính.

Người bị gút ngoài việc uống thuốc theo chỉ định cần kết hợp với chế độ ăn uống thích hợp.

1. Bỏ bia rượu, uống nhiều nước.

Người bị gút cần tích cực uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm để tăng cường thải tiết axit uric qua nước tiểu Bệnh nhân cần hạn chế cà phê, trà, nước uống có cola. Cần bỏ rượu thậm chí cả rượu vang rượu thuốc

2. Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh

Các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: măng tre, măng trúc măng tây nấm giá bạc hà (dọc mùng)… sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể. Cho nên, người bị gút phải kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh.

3. Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn

Các thực phẩm giàu đạm động vật: thịt (thịt gà, thịt lợn, thịt vịt…), cá, các loại thủy sản (lươn, cua, ốc, ếch…)

Các thực phẩm giàu đạm động vật: đậu hạt (đậu Hà Lan đậu trắng đậu đỏ đậu xanh…), các chế phẩm từ đậu nành (đậu phụ sữa đầu nành, tào phớ…).

4. Giảm các thực phẩm giàu chất béo no

Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay thực phẩm chế biến với các chất béo no (mì tôm, thức ăn nhanh…)

Ngoài ra, người bị gút cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua dưa hành muối canh chua hoa quả chua… vì chính những chất chua làm cho axit uric tăng cường lắng đọng vào khớp cấp tính.

5. Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc purin

Quan trọng đối với người bị gút là phải hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều purin. Bởi purin có thể gây tăng axit uric, đặc biệt trong các đợt bệnh cấp tính.

Các thực phẩm giàu đạm có gốc purin như: hải sản, các loại thịt có màu đỏ (thịt trâu, thịt dê thịt bò thịt ngựa…), phủ tạng động vật (lòng tim gan thận óc…) trứng gia cầm (đặc biệt trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…)

Ngoài ra, với người bị gút lại mắc chứng béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm mỡ, giảm calo Song song với chế độ ăn uống cần có chế độ tập luyện thể dục thể thao để không bị thừa cân béo phì

Khi thấy lượng axit uric cao hơn mức bình thường thì phải thực hiện ngay chế độ ăn uống thích hợp và dùng thuốc giảm axit uric trong máu./.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật