Dinh dưỡng cho 'người có H': Giải pháp C dành cho người HIV

Đây là giải pháp giúp người trưởng thành bị suy dinh dưỡng nặng.

Tư vấn và hỗ trợ cho những hoạt động cải thiện dinh dưỡng ở mọi giai đoạn nhiễm HIV là rất quan trọng. Chăm sóc và hỗ trợ dinh dưỡng cần được coi là một phần của chương trình chăm sóc giảm nhẹ và hỗ trợ toàn diện cho người nhiễm HIV. Cải thiện dinh dưỡng giúp củng cố hệ thống miễn dịch làm chậm quá trình phát triển bệnh và giúp cho người nhiễm HIV sống khoẻ mạnh.

Giải pháp chăm sóc dinh dưỡng C (cho người trưởng thành bị suy dinh dưỡng nặng)

1.Đánh giá các giai đoạn tiến triển của bệnh để có quyết định điều trị ARV thích hợp

2.Đánh giá tình trạng sức khoẻ của người bệnh để quyết định có điều trị nội trú hay không. Nếu không có dấu hiệu phù 2 chân và mất cảm giác thèm ăn thì bắt buộc phải điều trị nội trú.

3.Điều trị ngoại trú:

Cho người bệnh sử dụng RUTF để đảm bảo cung cấp 50-100% nhu cầu năng lượng tăng thêm trong thời gian 6-10 tuần và tư vấn cho họ về mục đích và cách sử dụng RUTF. Nếu không có RUTF thì hướng dẫn người bệnh sử dụng thực phẩm giàu năng lượng sẵn có.

Quản lý việc tuân thủ điều trị với RUTF và các tác dụng phụ có thể có (ngứa tiêu chảy buồn nôn). Xem xét lại khả năng chấp nhận RUTF ở mỗi lần tái khám.

Theo dõi cân nặng hàng tuần để đảm bảo mức tăng cân đạt 5g/kg thể trọng/ngày.

Chuyển người bệnh sang điều trị nội trú nếu không tăng cân hoặc giảm cân trong vòng 2 tháng hoặc xuất hiện phù dinh dưỡng.

Chuyển người bệnh sang giải pháp chăm sóc B cho suy dinh dưỡng vừa nếu tăng 10% thể trọng so với lần khám đầu hoặc BMI>=16 và có cảm giác thèm ăn đi lại được, ăn được các thực phẩm ở gai đình.

4.Điều trị nội trú:

Điều trị nội trú cho người trưởng thành gồm 3 giai đoạn:

Giai đoạn cấp cứu (1-2 ngày): nhằm hồi phục các chức năng chuyển hoá và cân bằng dinh dưỡng điện giải.

+ Đánh giá lâm sàng và tiếp tục điều trị các thuốc HIV đang sử dụng.

+ Cung cấp các thuốc thường quy điều trị suy dinh dưỡng cấp tính và nhiễm trùng cơ hội

+ Kiểm soát tình trạng mất nước nặng, hạ thân nhiệt viêm phổi lao tiến triển tiêu chảy kéo dài, nôn và buồn nôn

+ Sử dụng sữa điều trị F75 theo liều lượng : thanh thiếu niên 14-19 tuổi (65ml hay 50kcal/kg thể trọng/ngày), người trưởng thành (53ml hay 40kcal/kg thể trọng/ngày).

+ Chuyển người bệnh sang giai đoạn chuyển tiếp nếu có cảm giác thèm ăn, không còn các biến chứng y tế và giảm phù.

Giai đoạn chuyển tiếp (2-3 ngày):

+ Cho ăn từ từ để tránh nguy cơ cho hệ tuần hoàn thay thế F75 bằng F100 với liều lượng thanh thiếu niên 14-19 tuổi (50ml hay 50kcal/kg thể trọng/ngày), người trưởng thành (40ml hay 40kcal/kg thể trọng/ngày).

+ Chuyển người bệnh quay lại giai đoạn cấp cứu nếu mất cảm giác thèm ăn, các biến chứng y tế nặng thêm hoặc phfu tăng.

+ Chuyển người bệnh sang giai đoạn phục hồi nếu có cảm giác thèm ăn, tình trạng lâm sàng tốt và tỉnh táo.

Giai đoạn phục hồi bệnh nhân bắt đầu ăn các thực phẩm bình thường sẵn có, bổ dung thêm F100 hoặc RUTF vào giữa các bữa ăn và ban đêm để đáp ứng nhu cầu năng lượng tăng thêm.

+ Nếu người bệnh ăn được các thực phẩm khác thì cung cấp 3 túi RUTF một ngày.

+ Nếu người bệnh không ăn được các thực phẩm khác thì cung cấp RUTF và tư vấn về việc sử dụng.

+ Chuyển người bệnh sang điều trị ngoại trú nếu có cảm giác thèm ăn, không còn biến chứng y tế, không phù, tăng được 10% thể trọng so với khi nhập viện, tình trạng lâm sàng tốt và tỉnh táo, có khả năng ăn được các thực phẩmgia đình

5.Nếu bệnh nhân mất an ninh thực phẩm hộ gia đình theo phân loại của mẫu đánh giá dinh dưỡng của người trưởng thành thì hỗ trợ tìm kiếm sự giúp đỡ của các chương trình y tế và an sinh xã hội có sẵn ở địa phương.

6.Đảm bảo cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng Với những người bệnh sử dụng RUTF thì đã được cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng Những người bệnh không được sử dụng RUTF cần được bổ sung đa vi chất.

7.Tẩy giun 6 tháng 1 lần.

8.Tư vấn cho nhiễm HIV/người chăm sóc dinh dưỡng tại nhà về xử lý triệu chứng HIV thông qua chế độ ăn uống về vệ sinh an toàn thực phẩm về tương tác thuốc và thức ăn.

9.Kiểm tra, giám sát người bệnh hàng tháng, trong trường hợp nặng thì 2 tuần 1 lần. Khi tình trạng dinh dưỡng đã trở về phục hồi thì vẫn tiếp tục duy trì việc chăm sóc dinh dưỡng theo giải pháp A.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật