Phòng chống suy dinh dưỡng ở cả người lớn và trẻ em

Suy dinh dưỡng xảy ra khi cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng từ thức ăn hàng ngày chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, đường protein các vitaminchất khoáng Nó cung cấp năng lượng cho cơ thể bạn. Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác làm ảnh hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng bình thường của cơ thể. Phòng chống suy dinh dưỡng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa các mô tổn thương và thực hiện các quá trình hàng ngày như thở và giúp tim đập.

Phòng chống suy dinh dưỡng

Đối với người lớn



- Khuyến khích lựa chọn thực phẩm lành mạnh: thực phẩm tốt nhất là thực phẩm chứa đầy chất dinh dưỡng như hoa quả rau củ ngũ cốc nguyên cám và thịt nạc. Giới hạn tiêu thụ lượng dầu, mỡ, đường đồ uốngcồn và muối. Đề nghị con đường thay thế thực phẩm kém lành mạnh sang thực phẩm lành mạnh hơn.

Phòng chống suy dinh dưỡng bằng cách lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh

Phòng chống suy dinh dưỡng bằng cách lựa chọn những loại thực phẩm lành mạnh

- Đồ ăn vặt: đồ ăn vặt bằng các thực phẩm lành mạnh là con đường tốt để bổ sung các chất dinh dưỡng và năng lượng giữa bữa ăn. Nó có thể đặc biệt hữu ích với người lớn tuổi bị no nhanh chóng trong bữa ăn.

- Làm cho vị của thức ăn ngon như xưa: Nếu như người thân của bạn có chế độ ăn kiêng hạn chế thảo mộc và gia vị có thể giúp bảo quản vị thức ăn tránh bị nhạt nhẽo. Hãy nhớ rằng tránh thảo mộc hoặc gia vị có quá nhiều muối.

Phòng chống suy dinh dưỡng bằng xem xét việc sử dụng thêm thực phẩm chức năng trong chế độ ăn: Nếu thay đổi chế độ ăn không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, có thể thực phẩm chức năng sẽ giúp cải thiện điều đó. Thảo luận với bác sĩ về điều này.

- Khuyến khích luyện tập: Thậm chí luyện tập dù chỉ một chút cũng có thể giúp cải thiện sự thèm ăn của người thân bạn và giữ cho xương và cơ khỏe hơn.

- Kế hoạch hoạt động xã hội: Làm cho bữa ăn và luyện tập là một hoạt động xã hội. Khuyến khích người thân của bạn vận động như đi bộ, gặp gỡ hàng xóm hoặc bạn bè vào buổi trưa.

- Yêu cầu sự giúp đỡ: Nếu bạn có câu hỏi hoặc cần sự giúp đỡ, hãy nói với bác sĩ của người thân bạn. Bác sĩ có thể nói về nguy cơ người thân bạn bị suy dinh dưỡng và các loại thuốc của người thân bạn. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thông tin trên các nguồn xã hội để giúp cho việc chăm sóc người thân của bạn cũng là cách phòng chống suy dinh dưỡng rất hữu ích.

Đối với trẻ em

Việc chăm sóc từ trong bụng mẹ rất quan trọng, trong thời kỳ mang thai người mẹ cần ăn uống bồi bổ dinh dưỡng nhiều hơn bình thường, đầy đủ vitamin và khoáng chất, theo dõi sự tăng cân từng quý, khám thai định kỳ ít nhất 3 lần. Thực hiện tiêm phòng uốn ván và nghỉ ngơi trước khi đẻ.

- Cho trẻ ăn đầy đủ các bữa và đủ no, đặc biệt đối với những gia đình đông con, kinh tế khó khăn, những vùng nông thôn.

Cho trẻ ăn đầy đủ các bữa giúp đẩy lùi suy dinh dưỡng

Cho trẻ ăn đầy đủ các bữa giúp đẩy lùi suy dinh dưỡng

- Nuôi con bằng sữa mẹ: cho trẻ bú mẹ ngay sau sinh và hoàn toàn trong 4 tháng đầu đời, kéo dài 18-24 tháng sữa mẹ là thức ăn hoàn hảo nhất cho trẻ sơ sinh sữa mẹ ngoài cung cấp các chất dinh dưỡng còn chứa các yếu tố chống lại bệnh tật, bảo vệ trẻ khỏi các bệnhnhiễm trùng

- Chăm sóc cho trẻ bằng các bữa ăn bổ sung hợp lý là cách phòng chống suy dinh dưỡng chủ động: Tập cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu 4-6 tháng tuổi. Thực đơn của trẻ cần đủ 4 nhóm chất dinh dướng( bột, đường, đạm, chất béo) ngoài ra cần bổ sung thêm các vitamin và khoáng chất. Không cho bé ăn kiêng khem, nhất là khi bé ốm. Với những mẹ không đủ sữa thì có thể thay thế bằng sữa bò hoặc sữa đậu nành không được sử dụng nước cháo đường để nuôi con.

- Vệ sinh an toàn thực phẩm: là một vấn đề quan trọng hàng đầu trong việc bảo vệ bé khỏi các bệnh nhiễm trùng đường ruột như giun, sán...



- Tiêm chủng phòng bệnh nhiễm khuẩn cho bé đủ mũi và đúng đợt.

- Theo dõi biểu đồ tăng trưởng của bé hàng tháng để phát hiện sớm dấu hiệu của tình trạng suy dinh dưỡng và nguy cơ để điều trị.

- Điều trị triệt để các bệnh nhiễm trùng: Tiêu chảy viêm phổi giun sán... chăm sóc dinh dưỡng tích cực trong thời gian bệnh và phục hồi dinh dưỡng sau khi hết bệnh.

- Xổ giun cho bé định kỳ 6 tháng 1 lần cho trẻ trên 2 tuổi giúp Phòng chống suy dinh dưỡng hiệu quả.

- Trang bị đầy đủ cho các bà mẹ kiến thức nuôi con khoa học.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật