Giảm rắc rối trong kỳ kinh nguyệt, các bạn tham khảo thêm về nó nhé!

Phụ nữ khỏe mạnh, ở thời kỳ kinh nguyệt nói chung không có triệu chứng gì đặc biệt. Số ít phụ nữ hơi khó chịu như tinh thần mệt mỏi, cáu gắt, dễ bị kích động, sau khi hết kinh thì những cảm giác này cũng hết.

Hầu hết các chu kỳ kéo dài từ 3 tới 5 ngày. Trong khoảng thời gian mà kỳ kinh xảy ra, chị em phụ nữ thường có thể gặp rắc rối gây khó chịu và ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt:

Đau đầu: Phần nhiều xảy ra vào thời kỳ nữ thanh niên. Bệnh phát sinh do công năng co giãn huyết quản bị trở ngại, thường đau một bên đầu kèm thêm các triệu chứng như khó chịu, hoa mắt chóng mặt tâm lý bất an, dễ cáu giận xuất hiện những ảo giác, người ta cho rằng nó có liên quan đến những hoóc môn của tuyến yên. Mặt khác, do cơ thể chị em phụ nữ bị mất đi một lượng máu khá nhiều và suy giảm estrogen trong kỳ kinh nguyệt nên nó là nguyên nhân gây nên chứng đau đầu

Chính vì vậy để hạn chế chứng đau đầu trước, trong và sau chu kỳ kinh cần bổ sung cho cơ thể một số thực phẩm có tác dụng bổ máu như thịt bò ức gà hạt bí ngô gan đậu phụ uống các viên uống bổ máu đồng thời có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tránh thức khuya mất ngủ và massag nhẹ nhàng vùng đầu khi có hiện tượng đau nhức để cơ thể trở nên dễ chịu, thoải mái hơn.

Đau bụng kinh: Đau bụng dưới trước và sau khi hành kinh hoặc trong thời kỳ kinh nguyệt gồm hai loại: Đau bụng kinh nguyên phát: Thường bộ phận sinh dục không có bệnh gì, hay gặp ở nữ thanh niên chưa có gia đình nếu hết kinh là hết đau bụng; đau bụng kinh thứ phát: Bộ phận sinh dục thường có bệnh như bệnh màng trong tử cung viêm khoang chậu, bệnh cơ dưới niêm mạc tử cung. Phải giải quyết nguyên nhân của bệnh thì đau bụng mới hết.Chính vì vậy, đau trong các trường hợp gọi là thứ phát này có tổn thương là nguyên nhân và người phụ nữ cần đi khám chuyên khoa để điều trị, khi chữa khỏi sẽ hết đau.

Căng tức ngực: Bệnh này thường xảy ra ở nữ thanh niên, thường trước hoặc trong kỳ kinh, một hoặc cả hai bên vú căng đau. Nguyên nhân gây ra căng tức ngực khi có kinh nguyệt chủ yếu là do ở thời kì này, cơ thể giữ nước và thay đổi nội tiết tố khiến cho ngực sưng lên, thậm chí chỉ cần chạm nhẹ vào cũng thấy đau.

Stress cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn đau ngực trước, trong và sau kỳ kinh. Khi căng thẳng cơ thể bạn sẽ giải phóng các hormone gọi là cortisol. Nếu cortisol ở một tỷ lệ nhất định thì không phải là một điều xấu nhưng nếu nhiều quá sẽ đến chức năng hoạt động của các bộ phận khác trong cơ thể. Những kích thích tố căng thẳng này có thể gây ra bất cứ điều gì từ thèm ăn để thay đổi tâm trạng giữ nước và chuột rút không ngoại trừ đau tức ngực

Căng thẳng: Có người trước khi thấy kinh có những triệu chứng báo trước như đau đầu chóng mặt mất ngủ căng vú tinh thần không ổn định, dễ bị kích động, nôn nóng hoặc lo lắng buồn phiền, hết kinh thì các triệu chứng này hết nhanh.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, nhiều nghiên cứu cho rằng, chứng căng thẳng trước kỳ kinh nguyệt có thể do yếu tố nội tiết và yếu tố tâm lý tạo thành. Những triệu chứng này tuy không ảnh hưởng lớn đến tình hình sức khỏe nhưng lại gây ra những ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cuộc sống của chị em phụ nữ.

Chính vì vậy, bạn cần chú ý chăm sóc sức khỏe thật tốt trong thời gian này, đặc biệt là duy trì một lối sống lành mạnh chế độ dinh dưỡng tập luyện hợp lý, tránh những vấn đề có thể gây ảnh hưởng không tốt đến tâm lý thì chứng căng thẳng thần kinh trước kỳ kinh nguyệt sẽ thuyên giảm dần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật