Hướng dẫn 6 điều kiêng kỵ khi ăn cua đồng bạn đừng bỏ qua

Trời nóng, có một bát canh cua đồng ăn với mấy quả cà pháo thì còn gì tuyệt bằng. Nhưng, một vài lưu ý sau đây sẽ giúp nồi canh của bạn hấp dẫn và an toàn hơn nhiều.

Ăn cua chết

Người ta thường nói “một con cua chết hỏng cả nồi canh”, nguyên nhân là do trong cơ thể cua có chứa nhiều thành phần hóa học mang tên histidine Cua sau khi bị chết, các loại vi khuẩn phát triển rất mạnh trong cơ thể, đặc biệt có acid amin histidine - là loại acid “tối cần thiết”; nhưng khi cua chết, nó biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người. Nếu cua chết càng lâu thì lượng histamine sinh ra càng nhiều, khi ta ăn vào càng dễ bị nôn đau đầu choáng váng

Ăn đi ăn lại

Khi nấu canh cua bạn đã nấu chín kỹ nhưng không ăn hết, sau đó bạn ăn lại vì sợ phí hoài là một sai lầm có hại cho sức khỏe Lý do là trong thịt cua có rất nhiều chất đạm để lâu rất dễ bị ôi thiu, ô nhiễm do vi khuẩn xâm nhập. Do đó, với cua nên chế biến đến đâu ăn hết đến đó. Nếu thực sự còn nhiều, ăn không hết, bạn nên bảo quản trong tủ lạnh, hoặc để nơi thoáng đãng, sạch sẽ, và phải nấu lại thật kỹ trước khi ăn

Ăn cua sống

Ở nhiều vùng quê, người dân có thói quen ăn gỏi cua sống, nhưng thực ra điều này rất nguy hiểm vì trong thịt cua sống có chứa nang trùng “lungfluke” (trùng hút máu phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn tái sống sẽ rất dễ mắc bệnh “trùng phổi”.

Nang trùng loại lungfluke ký sinh trong phổi, không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật thậm chí gây bại liệt Nếu nó xâm nhập vào các khí quan như mắt thận gan tim tủy sống … còn dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng hơn.

Ăn cua sống rất nguy hiểm vì trong thịt cua sống có chứa nang trùng “lungfluke” (trùng hút máu phổi)

Ăn cua sống rất nguy hiểm vì trong thịt cua sống có chứa nang trùng “lungfluke” (trùng hút máu phổi)

Ăn “bọng hoi” (dạ dày)

Dạ dày là nơi chứa nhiều loài vi khuẩn gây bệnh và tạp chất có độc. Cua ở sông, hồ, biển thường ăn xác động vật hoặc các chất mùn, vì thế bề mặt cơ thể, mang và đường ruột của nó có chứa rất nhiều vi khuẩn và bùn đất. Nhiều người do chưa rửa sạch cua, khi chế biến chưa nấu chín kỹ, nên khi ăn đã ăn cả những vi khuẩn gây bệnh lẫn những ký sinh trùng Chuyện đau bụng hay đi ngoài vì thế khó tránh khỏi.

Uống trà, ăn hồng khi ăn cua

Trong và sau khi ăn cua khoảng một giờ không nên uống trà, vì nước trà có thể làm loãng acid trong dạ dày Khi vào cơ thể trà sẽ làm cho một số thành phần của cua bị đóng đặc lại, không có lợi cho tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng khác, thậm chí còn dẫn đến đau bụng đi ngoài.

Mùa thu, lúc cua béo ngậy cũng là mùa hồng chín đỏ. Nhưng hai thức này lại không nên ăn cùng nhau, vì chất tannin và các thành phần khác trong quả hồng có thể làm cho protein trong thịt cua rắn lại, chất rắn đó lâu dần sẽ lưu lại trong ruột rồi lên men và thối rữa, có thể gây buồn nôn đau bụng, đi ngoài. Nặng hơn nữa, những chất đó còn có thể kết thành sỏi rất nguy hiểm cho sức khỏe

Những đối tượng “xung” cua

Người bị cảm lạnh sốt đau dạ dày hoặc những người bị tiêu chảy không nên ăn cua vì thịt cua lạnh khiến bệnh càng nặng hơn.

Trong gạch cua có chứa một hàm lượng cholesterol cao, không tốt cho những người mắc bệnh huyết áp cao, xơ cứng động mạch bệnh mỡ trong máu cao. Ngoài ra, người bị dị ứng cũng cần hết sức cẩn trọng khi ăn cua.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật