Tuy có nhiều công dụng nhưng những người sau tuyệt đối không được ăn ớt nhé!

Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn. Ớt có tác dụng cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa ung thư... Tuy ớt có nhiều công dụng nhưng không phải ai cũng dùng ớt được. Vậy ai không nên ăn ớt. 

- Người có bệnh viêm loét dạ dày mãn tính, người bị bệnh viêm thực quản: Ớt có vị cay có thể làm bỏng da, do vậy khi ăn ớt cay sẽ có hại cho niêm mạc dạ dày đặc biệt đối với những người đang bị loét dạ dày Hơn nữa, ăn quá cay cũng ảnh hưởng đến men tiêu hóa của dạ dày gây khó tiêu ăn cay quá có nguy cơ loét dạ dày.

- Người mắc bệnh tim não, cao huyết áp viêm khí quản mãn tính, bệnh phổi: Trong ớt chứa các nhân tố khiến lượng máu trong quá trình tuần hoàn tăng cao tim đập nhanh, nếu xảy ra trong thời gian dài có thể dẫn đến suy tim thậm chí là tử vong

- Người bị bệnh về mật: Do chất kích thích trong ớt làm tăng dịch vị trong dạ dày. Dịch vị tiết ra nhiều khiến túi gan co lại làm cho dịch gan tiết ra khó khăn hơn từ đó dẫn đến viêm túi gan và tuyến tuỵ.

- Những người bị bệnh trĩ: Các chất kích thích trong ớt gây tích nước trong tĩnh mạch có thể làm bệnh nặng thêm, thậm chí còn hình thành mủ trong hậu môn.

- Những bệnh nhân đau mắt đỏ: Nếu bệnh nhân đau mắt đỏ ăn ớt thì ớt sẽ làm bốc hoả khiến bệnh thêm nặng.

- Những người mắc bệnh thận: chất kích thích trong ớt sẽ làm giảm chức năng thận thậm chí gây suy thận

- Người mắc bệnh về da: Ăn ớt trong khi viêm da mắc các bệnh về da thì sẽ nặng hơn và khó khỏi.

- Những người thể trạng kém: Nếu ăn cay không những khiến các triệu trứng trên nặng hơn mà còn dẫn đến xuất huyết dị ứng nếu nghiêm trọng còn gây viêm nhiễm.

- phụ nữ đang mang thai: nếu phụ nữ ăn ớt trong gia đoạn này, nó sẽ gây viêm loét miệng lưỡi táo bón và ảnh hưởng đến cả con.

- Phụ nữ đang cho con bú: Ăn ớt cay sẽ ảnh hưởng đến trẻ qua sữa cơ thể mẹ sẽ bị nóng, con có thể khó ngủ hay quấy khóc.

- Những người đang điều trị bằng thuốc đông y: Những người này nên kiêng ăn ớt, bởi nếu dùng ớt sẽ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật