Mỗi mục đích khác nhau, uống nước theo cách không giống nhau mà bạn nên biết
Kiểm tra "chất lượng" đi vệ sinh để đảm bảo sức khỏe của bạn
7 động tác thúc đẩy quá trình trao đổi chất không thể bỏ qua
Theo Health Sina, sau một đêm ngủ, sự trao đổi chất và các chất thải trong cơ thể cần một ngoại lực để giúp bài tiết. Do vậy khi thức dậy, đánh răng sạch sẽ, bạn nên uống một ly nước ấm sẽ giúp thanh lọc cơ thể dưỡng da, bài tiết độc tố chống thâm nám. Phụ nữ có vết thâm nám trên mặt càng không nên bỏ qua điều này.
Chống táo bón: Uống ngụm nước lớn
Bác sĩ khoa Hậu môn Trực tràng, Bệnh viện thành phố Trịnh Châu, Trung Quốc, giải thích táo bón xảy ra khi phân tích tụ trong ruột già quá lâu, lượng nước chứa trong nó bị hấp thụ hết dẫn đến khó bài tiết phân.
Để đi tiêu dễ dàng, cần cung cấp đủ nước cho ruột làm mềm phân, do đó chú ý đến cách uống nước Uống từng ngụm nhỏ, dòng chảy chậm, nước dễ bị hấp thụ hết trong dạ dày dẫn xuống thận trở thành nước tiểu Do đó người bị táo bón tốt nhất nên uống ngụm nước lớn, nuốt nhanh chóng, thở nhanh, để nước nhanh chóng xuống tới ruột kết, đồng thời kích thích nhu động ruột, cải thiện triệu chứng táo bón
Chống sỏi niệu: 3 thời điểm vàng để uống nước là 10, 16 và 22h
Khi cơ thể thiếu nước, nước tiểu dồn ứ lại dễ hình thành sỏi. Uống nước vào những thời điểm trên sẽ bổ sung nước và chống kết sỏi. Lượng nước uống hàng ngày khoảng từ 3 đến 3,5 lít, chia thành nhiều lần cách nhau đều đặn.
Chống đột quỵ: Uống một ly nước vào ban đêm trước khi ngủ
Đột quỵ do tình trạng thiếu máu não cục bộ, chiếm hơn 50% số ca bệnh về mạch máu não, đặc biệt ở người lớn tuổi và thường xảy ra vào ban đêm. Nguyên nhân sâu xa của bệnh là mạch máu bị xơ vữa khiến lòng mạch hẹp, dòng chảy của máu chậm lại, máu tụ một chỗ dễ khiến thiếu máu cục bộ và đột quỵ
Không uống quá nhiều nước trước khi đi ngủ vì sẽ tăng tần suất đi tiểu vào ban đêm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ
Chống tăng đường huyết: Uống ít nhất 4 ly nước mỗi ngày
Tạp chí Diabetes Care của Pháp công bố kết quả nghiên cứu: Uống 4 ly (một ly chứa 227 ml) mỗi ngày có thể giảm 36% nguy cơ của đường trong máu cao hoặc bệnh tiểu đường Khi đủ nước bộ não phát tín hiệu 'sản xuất nhiều glucose hơn' đến gan Ngược lại, uống không đủ 2 ly mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc các bệnh trên.
- Bật mí 5 mẹo giải quyết vấn đề mồ hôi chân mùa hè nóng... (Thứ năm, 16:47:09 13/05/2021)
- Thời tiết hanh khô cứ làm theo cách này, đảm bảo gót chân... (Thứ năm, 21:19:05 03/12/2020)
- 4 món thuộc hàng top những sản phẩm tệ nhất đối với làn da... (Chủ nhật, 08:27:06 29/11/2020)
- 5 món ăn vặt ít calo giải tỏa cảm giác cơn đói hành hạ trong... (Thứ sáu, 16:34:07 13/11/2020)
- Cứ dưỡng ẩm môi theo cách này thì có tốn bao nhiêu son dưỡng... (Thứ bảy, 16:00:07 17/10/2020)
- Tư thế ngủ ảnh hưởng như thế nào đến làn da? (Thứ sáu, 21:00:01 09/10/2020)
- 5 biểu hiện xấu xí là dấu hiệu của rối loạn nội tiết tố... (Thứ sáu, 18:37:01 09/10/2020)
- Chuyên gia dinh dưỡng chỉ đích danh 6 loại thực phẩm giúp giảm... (Thứ bảy, 17:00:06 03/10/2020)
- 6 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu vitamin E trầm trọng, cần... (Thứ tư, 09:40:07 30/09/2020)
- Bật mí 4 cách ứng phó với các vấn đề "mùa tóc... (Chủ nhật, 11:30:08 13/09/2020)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:06 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:01 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:00 12/02/2023