Hội chứng mệt mỏi kinh niên và một số điều bạn cần lưu ý

Hội chứng mệt mỏi kinh niên hay còn được gọi là suy nhược mạn tính, bệnh thường xuất hiện ở đối tượng phụ nữ từ tuổi 25 đến 45 tuổi và bệnh hiếm gặp ở trẻ em. Để hiểu rõ hơn về hội chứng này bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

Định nghĩa hội chứng mệt mỏi kinh niên

Hội chứng mệt mỏi kinh niên (CFS) hay còn gọi là suy nhược mạn tính là tình trạng suy nhược đau cơ khó tập trung và mệt mỏi kéo dài ít nhất 6 tháng gây ảnh hưởng xấu tới các sinh hoạt hàng ngày Hội chứng mệt mỏi kinh niên có thể xảy ra đột ngột và kéo dài nhiều tuần, nhiều tháng, thậm chí là nhiều năm. Với người bệnh có lối sống tốt và lành mạnh có thể cải thiện hoặc khỏi bệnh sau 2 đến 3 năm.

Hội chứng mệt mỏi kinh niên hay còn gọi là suy nhược mạn tính

Hội chứng mệt mỏi kinh niên hay còn gọi là suy nhược mạn tính

Hội chứng này là bệnh lý rất hiếm gặp ở trẻ em Nó vẫn có thể xảy ra ở thiếu niên đặc biệt là nữ giới. Không giống như người lớn, trẻ có thể mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên sau khi bị cúm hoặc một số bệnh tương tự. 

Triệu chứng hội chứng mệt mỏi kinh niên

Người bệnh sẽ có những biểu hiện, triệu chứng điển hình như:

+ Mệt mỏi rã rời suốt ngày;

+ Mất trí nhớ ngắn hạn, kém tập trung;

nhức đầu trầm trọng;

+ Đau nhức cơ bắp;

+ Đau khớp xương;

+ Đau họng, nổi hạch ở cổ;

+ Ngủ không ngon giấc hoặc muốn ngủ nhiều hơn bình thường.

Người bệnh có thể có dấu hiệu mất trí nhớ ngắn hạn

Người bệnh có thể có dấu hiệu mất trí nhớ ngắn hạn

Nguyên nhân và nguy cơ mắc hội chứng mệt mỏi kinh niên

Hiện nay vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây hội chứng này. Một vài trường hợp hệ miễn dịch có vấn đề (hệ thống phòng thủ của cơ thể trước các bệnh nhiễm trùng) hoặc stress có thể gây ra hội chứng này.

Các yếu tố nguy cơ:

+ Độ tuổi: Hội chứng mệt mỏi mãn tính phổ biến nhất ở độ tuổi 40 - 50 tuổi;

+ Giới tính: phụ nữ thường được chẩn đoán mắc hội chứng mệt mỏi mãn tính nhiều hơn nam giới;

+ Căng thẳng: Khó khăn trong giải tỏa căng thẳng cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hội chứng mệt mỏi mãn tính.

Phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng này nhiều hơn nam giới

Phụ nữ được chẩn đoán mắc hội chứng này nhiều hơn nam giới

Cách điều trị hội chứng mệt mỏi kinh niên

Hiện không có thuốc hay phương pháp điều trị để chữa khỏi hẳn hội chứng này, các chuyên gia khuyến khích người bệnh cần có sự hỗ trợ của bác sĩ và người thân trong giai đoạn điều trị. Bởi triệu chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào, làm người bệnh mất tự chủ, thay đổi tâm trạng thất thường do mệt mỏi giảm ham muốn tình dục trí nhớ kém...

Dù không có cách chữa dứt điểm, nhưng người bệnh có thể điều trị các triệu chứng bằng cách giữ một chế độ ăn uống lành mạnh, dùng thuốc chống trầm cảm điều chỉnh giấc ngủ khoa học dùng thuốc khi cần thiết nếu phải chịu đựng những cơn đau đớn giảm stress và thư giãn cho đầu óc thoải mái, hít thở sâu, massage, bạn có thể ngồi thiền hay tập yoga để cải thiện bệnh hơn.

Trên đây là những thông tin về hội chứng mệt mỏi kinh niên mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Nếu có triệu chứng, dấu hiệu nêu trên bạn nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị một cách kịp thời tránh ảnh hưởng đến sức khỏe  

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật