Lưu ý khi dùng thuốc chống say tàu xe ở người bị suy gan

Say tàu xe là một chứng mà rất nhiều người mắc phải. Đặc biệt là những dịp ngày lễ, ngày Tết khi mà nhu cầu đi lại bằng các phương tiện như ô tô, tàu thủy... tăng lên thì vấn đề say tàu xe là một điều đáng bàn. Vậy làm thế nào để phòng, chống say tàu xe?

Vì sao say tàu xe?

Say tàu xe là chứng gây ra bởi những tín hiệu trái ngược nhau truyền về não từ nhiều giác quan khác nhau. Não bộ điều hòa sự thăng bằng của con người qua việc phân tích, so sánh, tổng hợp thông tin từ 3 nguồn trọng yếu: hình ảnh từ thị giác; những cảm nhận vị trí của cơ thể trong không gian bằng các thụ cảm tại da, bắp thịt và xương; những cảm nhận về sự chuyển động của cơ thể tại bộ phận tai trong (tiền đình ốc tai là quan trọng nhất).

Trừ những trường hợp bệnh lý ra, trong những điều kiện không bệnh lý chúng ta cũng có thể có biểu hiện rối loạn tiền đình ốc tai. Và khi đi tàu xe chính là biểu hiện của rối loạn tiền đình ốc tai không do bệnh lý. Có những người say tàu xe do tâm lý, chỉ cần nhìn thấy xe ô tô là đã say rồi. Hoặc thấy người bên cạnh bị say, nôn là mình cũng bị "lây" theo.

Say tàu xe thường gặp nhất ở trẻ em từ 3 - 12 tuổi (lứa tuổi chưa phát triển đầy đủ tiền đình ốc tai), với người trưởng thành phụ nữ hay gặp hơn nam giới. Triệu chứng say tàu xe thường diễn ra theo chiều hướng leo thang: bắt đầu bằng cảm giác khó chịu trong người, dễ ngủ gật buồn nôn Các bé bình thường vốn hiếu động, hoạt bát, khi say xe sẽ ít chơi đùa, thụ động, mặt thất thần.

Cảm giác chóng mặt buồn nôn ngày càng tăng, kèm theo toát mồ hôi tiết nước bọt và kết cục thường là nạn nhân bị nôn mửa đôi khi lạnh toàn thân. Tuy nhiên, say tàu xe chỉ là một triệu chứng nhất thời, thường chấm dứt khi chuyến hành trình kết thúc và không để lại di chứng lâu dài với sức khỏe Riêng những người hay bị say tàu xe lại có tiền sử bệnh tim mạch hoặc tiêu hóa, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi xuất hành để có những biện pháp hỗ trợ thích hợp.

Phòng, chống như thế nào?

Biện pháp không dùng thuốc

Khi đi tàu, thuyền nên thì tìm chỗ ngồi nơi thoáng mát, ngoài trời. Nếu phải di chuyển trong thời gian lâu thì nên tìm chỗ ngồi phía giữa thân tàu vì chỗ này ít bị chòng chành nhất. Trên máy bay thì tốt nhất nên chọn chỗ ngồi giữa hoặc trên cánh, tránh ngồi phần đuôi máy bay. Trên ô tô, xe lửa thì nhìn phong cảnh trước mặt, không nên nhìn sang hai bên. Ngồi cạnh cửa sổ, mở cửa kính để có gió.

Trước khi đi nên nghỉ ngơi dưỡng sức khoẻ Không uống rượu trước hoặc trong lúc đi. Không hút thuốc lá hoặc ngồi cạnh người hút thuốc lá trong lúc đi. Không đọc sách báo hoặc nhìn chăm chú vào một vật gì đó. Nếu có người say xe ngồi gần bạn, nên tránh xa hoặc không nhìn họ kẻo bạn cũng bị "lây".

Biện pháp dùng thuốc

Thuốc kháng phó giao cảm (kháng cholinergic): Khi bị cường phó giao cảm cơ trơn sẽ co thắt, nhu động và vận động tiêu hóa mạnh lên, dịch tiết tiêu hóa tăng gây buồn nôn, nôn thuốc kháng cholinergic chống lại hiện tượng này và thường dùng là scopolamin (biệt dược uống là aeron, biệt dược dán trên da là transderms scop). Tác dụng phụ hay gặp: khô miệng buồn ngủ, mất định hướng (không dùng khi điều khiển máy móc); ít gặp hơn là lú lẫn khó tiểu (nếu dùng miếng dán trên 3 ngày). Không nên dùng miếng dán cho trẻ em.

Thuốc chống dị ứng (kháng histamin): histamin tiết ra quá mức sẽ gây say, nôn. Có thể dùng các kháng histamin để chống lại. Thuộc nhóm này có:

- Meclizine (antivert, dramamine less drowsy) dùng chống say tàu xe. Tác dụng phụ: buồn ngủ khô miệng nhìn mờ táo bón rối loạn tâm thần

-Diphenylhydramin (enadryl injection dùng để tiêm, nautamin dùng để uống). Cả hai loại đều không dùng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, đặc biệt trẻ sơ sinh trẻ sinh thiếu tháng. Hai thuốc trên đều làm tăng nhãn áp (không dùng cho người glaucome góc hẹp), làm tăng tác dụng các thuốc gây ức chế hệ thần kinh trung ương, thuốc kháng histamin các thuốc kháng cholinergic khác (nên khi dùng thuốc không được uống rượu, dùng chung với các loại thuốc trên). Thuốc được chuyển hóa ở gan thận (nên thận trọng với người rối loạn chức năng gan thận rối loạn chuyển hóa người già).

Không nên dùng cho người có thai, đang cho con bú. Thận trọng khi bị bệnh hen suyễn các rối loạn đường hô hấp dưới, cường tuyến giáp tăng huyết áp bệnh tim mạch, tắc nghẽn dạ dày ruột đường tiết niệu Các thuốc trên muốn có hiệu quả chống nôn, chống say thì phải uống trước khi lên tàu xe khoảng 30-60 phút. Nếu cuộc hành trình kéo dài, phải uống nhắc lại.

Thuốc điều chỉnh rối loạn chức năng tiêu hóa: Thuốc ngăn chặn dopamin ngoại biên, làm thay đổi chức năng dạ dày ruột nên có tính chống nôn. Thường dùng domperidon (motilium, peridys) dưới dạng viên nén, thuốc cốm sủi bọt dành cho người lớn; hỗn dịch uống dành cho trẻ em, trẻ còn bú. Vì thuốc chuyển hóa qua gan thận nên phải hết sức thận trọng khi dùng cho người suy gan thận.

Gần đây, người ta phát hiện thấy domperidon gây hiện tượng xoắn đỉnh (cơn nhịp tim nhanh có thể gây đột tử) nhất là khi dùng chung với một số thuốc (như erythromycin clarithromycin).

Metoclopramid có tác dụng chống nôn mạnh, có loại chỉ dùng cho người lớn (như gastrobid 15mg), có loại thuốc giọt (dành cho trẻ sơ sinh), có loại thuốc đạn (dành cho trẻ em).

Dược thảo: Nên dùng gừng trong chống nôn, say tàu xe vì có tác dụng không kém so với thuốc hóa dược, không có tác dụng phụ, dùng được cho người có thai. Trước khi khởi hành khoảng 30 phút nên dùng một khúc gừng tươi bằng cỡ ngón tay cái, gọt bỏ vỏ, rửa sạch, giã nát hoặc nhai nát rồi uống với một cốc nước ấm. Trong suốt hành trình, thỉnh thoảng nên ngậm trong miệng một lát gừng mỏng.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật