Dấu hiệu suy dinh dưỡng bào thai nhận biết thế nào?

Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai, các cơ quan như xương, cơ, da, não... đều bị ảnh hưởng và dễ nhận thấy nhất là sau khi sinh trẻ bị nhẹ cân. Nếu được nuôi dưỡng tốt và đúng cách trẻ sẽ phát triển bình thường và đạt mức cân nặng chuẩn, nhưng chiều cao lại khó đạt được. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ biết được dấu hiệu suy dinh dưỡng bào thai.

Nhận biết dấu hiệu suy dinh dưỡng bào thai

Mẹ có thể phát hiện sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng qua các kỳ khám thai. Dựa vào các thông số như chiều cao tử cung vòng bụng, các bác sĩ có thể chẩn đoán kích thước vòng bụng có tương xứng với tuổi thai nhi hay không.

Bên cạnh đó, qua mức độ tăng cân của mẹ trong thời gian mang thai mẹ cũng có thể nhận biết thai nhi có bị suy dinh dưỡng hay không. Thông thường, thai phụ tăng từ 10 - 12kg. 3 tháng đầu chỉ tăng 1 kg, 3 tháng thứ 2 tăng 5kg, 3 tháng cuối mỗi tháng tăng 2 kg.

Dấu hiệu suy dinh dưỡng bào thai nhận biết qua cân nặng của thai nhi

Dấu hiệu suy dinh dưỡng bào thai nhận biết qua cân nặng của thai nhi

Số cân nặng này chia cho bào thai rau thai nước ối và máu hết 7,5kg, 5kg còn lại được chuyển vào mô mỡ dự trữ để tiết sữa nuôi con.

Và muộn nhất là khi trẻ ra đời, dù đủ tháng nhưng cân nặng của trẻ dưới 2500g, điều này có nghĩa là trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai Và ba mẹ cần có các chế độ chăm sóc đặc biệt để trẻ theo kịp sự phát triển của độ tuổi.

Vì suy dinh dưỡng để lại nhiều hậu quả cho sự phát triển của trẻ sau này. Đó thực sự là một điều thiệt thòi cho các em so với các bạn của trang lứa.

Do đó, khi nhận biết dấu hiệu suy dinh dưỡng bào thai, mẹ cần có chế độ làm việc hợp lý, tránh lao động vất vả và giữ tinh thần thoải mái... Mẹ cần cần bổ sung đa dạng nhóm thức ăn, đặc biệt là đạm, các chất khoáng như canxi sắt và phong phú các loại vitamnin A, B, C, E... để thai nhi có đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển.

Ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai đến sự phát triển của trẻ.

Trẻ bị suy dinh dưỡng bào thai để ra thường suy dinh dưỡng thấp còi còi xương chậm phát triển chiều cao cân nặng và ảnh hưởng tới não gan thận Não của trẻ phát triển rất mạnh trong 3 tháng cuối của thai kì và hoàn thiện trong 3 năm đầu. Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng trong giai đoạn này sẽ làm cho não chậm phát triển, trẻ ít nhanh nhẹn và kém thông minh.

Suy dinh dưỡng bào thai ảnh hưởng rất lớn đế sự phát triển của trẻ sau này

Suy dinh dưỡng bào thai ảnh hưởng rất lớn đế sự phát triển của trẻ sau này

Tuy nhiên những ảnh hưởng của suy dinh dưỡng bào thai có để lại di chứng sau này hay không còn tùy thuộc vào suy dinh dưỡng giai đoạn sớm hay muộn, suy dinh dưỡng được phục hồi nhanh hay chậm.

Nếu suy dinh dưỡng tiếp tục kéo dài nhiều tháng thì sau này cân nặng chiều cao của trẻ đều thấp. Trẻ có nguy cơ mắc các bệnh bẩm sinh như tim bẩm sinh, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng (viêm phế quản viêm phổi ), đặc biệt trí tuệ thường kém phát triển.

Vì vậy, khi nhận thấy dấu hiệu suy dinh dưỡng bào thai cần được nuôi dưỡng đúng và đầy đủ trẻ sẽ phục hồi cân nặng như trẻ bình thường trong vòng 2 đến 3 tháng. Sau đó trẻ sẽ phát triển bình thường.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật