Suy dinh dưỡng bào thai - Nguyên nhân và cách nhận biết

Thai nhi trong bụng mẹ phát triển kém, cho dù đã đủ tháng nhưng cân nặng lúc mới sinh dưới 2500g, hiện tượng này được gọi là suy dinh dưỡng bào thai. Đây là thể suy dinh dưỡng sớm nhất mà trẻ có thể mắc phải. Đối với những trẻ bị suy dinh dưỡng, các cơ quan như xương, cơ, da, não... đều bị ảnh hưởng và dễ nhận thấy nhất là sau khi sinh trẻ bị nhẹ cân. Nếu được nuôi dưỡng tốt và đúng cách trẻ sẽ phát triển bình thường và đạt mức cân nặng chuẩn, nhưng chiều cao lại khó đạt được. Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ biết được nguyên nhân cũng như cách nhận biết sớm thai nhi bị suy dinh dưỡng.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng bào thai

Có 4 nguyên nhân chính làm cho bào thai bị suy dinh dưỡng tác động trực tiếp sức khỏe thể chất và trí tuệ sau này của bé.

- Độ tuổi khi mang thai: Cơ thể người phụ nữ bắt đầu lão hóa khi bước sang tuổi 30 mang thai khi càng lớn tuổi thai nhi càng dễ bị suy dinh dưỡng vì không được cung cấp đủ chất cần thiết. Trẻ sinh ra thường kém thông minh, mắc hội chứng down dị tật tim bẩm sinh, hở hàm ếch. Nhằm hạn chế những nguy cơ trên cho bé cưng, mẹ nên kết hôn và sinh con vào giai đoạn từ 25-30 tuổi.

- dinh dưỡng trong thai kỳ: Chế độ ăn cho bà bầu cực kỳ quan trọng, không phải chỉ cần số lượng mà còn phải đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Mẹ cần cung cấp đủ 4 nhóm chất là chất bột chất đạm chất béo và vitamin cùng khoáng chất. Những dưỡng chất này đảm bảo tốt cho sức khỏe của mẹ, đồng thời góp phần xây dựng các cơ quan cho bé như não bộ tim gan bộ máy tiêu hóa hô hấp…

Chế độ ăn cho bà bầu tác động rất nhiều đến suy dinh dưỡng bào thai

Chế độ ăn cho bà bầu tác động rất nhiều đến suy dinh dưỡng bào thai

Không cần phải đợi đến lúc có bầu người mẹ mới bắt đầu tẩm bổ. Trước khi mang nếu có một chế độ ăn uống đầy đủ, khoa học những đứa trẻ sinh ra sẽ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ.

- sức khỏe của mẹ ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng bào thai: Trong thời gian mang thai nếu sức khỏe mẹ không được tốt sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bé. Chẳng hạn mẹ bị cúm, sốt phát ban mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp thai nhi có khả năng bị dị tật bẩm sinh. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên trị dứt điểm bệnh trước khi có ý định mang thai

- Môi trường làm việc của mẹ bầu: Điều kiện, tính chất cũng như môi trường làm việc của mẹ đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nếu mẹ làm việc nặng nhọc, đầu óc luôn bị căng thẳng áp lực, ô nhiễm... sẽ tác động tiêu cực đến thai nhi

Sức khỏe, năng lượng của mẹ không chỉ dành cho các hoạt động lao động hàng ngày mà còn phải dành một phần lớn năng lượng cho em bé trong bụng phát triển cũng như quá trình vượt cạn và nuôi con.

Cách nhận biết suy dinh dưỡng bào thai

- Bé sẽ dễ bị nhiễm khuẩn: thai nhi suy dinh dưỡng thường thiếu hụt các vitamin trong đó có vitamin A và C, là những chất rất quan trọng với hệ thống miễn dịch

Nếu cơ thể trẻ thiếu những chất này sẽ làm bé dễ bị nhiễm bệnh hơn trước những tấn công của virus vi khuẩn các bệnh như tiêu chảy khô mắt, sởi viêm đường hô hấp bé dễ bị mắc phải hơn.

Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn là dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng bào thai

Trẻ dễ bị nhiễm khuẩn là dấu hiệu nhận biết suy dinh dưỡng bào thai

- Bé dễ bị hạ thân nhiệt: Trẻ suy dinh dưỡng rất nhạy cảm với nhiệt độ bên ngoài, nếu không được ủ ấm kịp thời thân nhiệt của trẻ có thể bị giảm mạnh có thể gây hậu quả khó lường. Người mẹ có thể chăm sóc con bằng cách ủ ấm cho trẻ như mặc áo ấm, găng tay, vớ chân cho bé, giữ nhiệt độ trong phòng ở mức ấm

- Đường huyết cũng dễ bị hạ: Các dấu hiệu chứng tỏ trẻ bị hạ đường huyết như trẻ rên nhẹ, khóc thét, run rẩy co giật tím tái, ngưng thở... Ðể hạn chế điều này, bạn cần cho trẻ bú sữa càng sớm càng tốt.

- Cân nặng chiều cao phát triển chậm hơn trẻ bình thường: Những bé bị suy dinh dưỡng bào thai luôn ốm yếu, gầy còm, chiều cao phát triển rất chậm. Người mẹ phải nỗ lực hết sức để cho trẻ bú sữa mẹ và cần cho bú trong sáu tháng đầu. Khi bé ăn dặm được vẫn cần tiếp tục cho bú mẹ đến hai tuổi.

- Mẹ bị suy dinh dưỡng, bé sinh ra thấp bé, nhẹ cân: Ngoài ra, cha mẹ cần có một bảng theo dõi chi tiết phát triển cân nặng, chiều cao của con xem kết quả như thế nào. Nếu tốt thì cần duy trì còn nếu không tốt cần đưa đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật