Khó đẻ: Nguyên nhân đến từ mẹ lẫn con nhiều người chưa biết

Quá trình vượt can chưa bao giờ dễ dàng với phụ nữ, khó đẻ nếu không được ử trí kịp thời có thể ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và con.

Ngay cả khi người phụ nữ sinh đẻ được bình thường thì sự vất vả, cực nhọc lúc sinh đã được ví như công vượt biển của người đàn ông Đó là chưa kể những nguyên nhân cản trở cuộc đẻ, nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời có thể nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Các nguyên nhân về phía mẹ

Người mẹ có khung xương chậu hẹp hoặc biến dạng

Khung xương chậu là một cái ống bằng xương mà khi đẻ nhất thiết thai nhi phải đi qua. Tạo hóa đã cho người phụ nữ một khung xương hoàn chỉnh, cân đối và thường đủ rộng để một thai nhi có thể tích trung bình có thể chui qua được dễ dàng. Nếu vì một lý do nào đó, khung xương này bị hẹp (thường là di chứng của bệnh còi xương từ bé, hoặc bị viêm xương khớp bại liệt…) thai nhi không thể chui qua được, lúc đó bắt buộc bác sĩ sản khoa phải can thiệp bằng cách mổ lấy thai

Làm sao để biết bà mẹ có khung xương chậu hẹp hoặc biến dạng?

Khung xương chậu hẹp hay gặp ở những bà mẹ nhỏ bé, thấp lùn (chiều cao dưới 1,45m); còn nếu khung xương bị biến dạng thì nhìn hình dáng bên ngoài hoặc quan sát dáng đi cũng có thể nhận biết được. Bác sĩ khi thăm khám cho các bà mẹ mang thai có thể đo khung xương để có những số liệu đánh giá mức độ hẹp và biến dạng cụ thể.

Nếu người mẹ có bệnh mạn tính như bệnh tim tăng huyết áp bị khó thở do hen hay bệnh phổi… khi chuyển dạ không thể tự rặn đẻ. Họ cũng phải được làm các thủ thuật hay phẫu thuật mổ đẻ để tránh tai biến có khi nguy hại đến cả mẹ và con.

Các nguyên nhân từ phía thai nhi

Thai to

Một thai bình thường của các bà mẹ Việt Nam có cân nặng trung bình trên dưới 3 kg. Khi cân nặng thai nhi trên 3,5 kg thì phải xếp vào loại thai to. Ngoài ra thai có thể to từng bộ phận như đầu to, vai hoặc bụng to… Cũng như trong trường hợp khung xương chậu bị hẹp, thai không thể chui được bình thường qua đường dưới mà cần phải mổ hoặc làm thủ thuật lấy thai ra để tránh việc dạ con bị vỡ.

Ngôi thai bất thường

Thông thường ngôi thai thuận đẻ dễ dàng là loại ngôi chỏm, ở đó thai nằm xuôi, đầu thai ở phía dưới và cúi tốt cho cằm áp sát vào ngực để chỏm đầu thai dễ dàng chui ra. Những ngôi thai nằm ngang nằm ngược; những ngôi tuy đầu thai nằm dưới nhưng do cúi không tốt hoặc bị ngửa ra sẽ làm cho đầu thai có tư thế không thuận nên không thể chui qua đường sinh dục của mẹ ra ngoài. Đối với những trường hợp này cũng cần phải có thủ thuật của bác sĩ.

Tình trạng thai suy

Thai nhi có thể đã bị suy trong tử cung ngay từ khi chưa chuyển dạ (suy mạn tính), có thể suy trong quá trình chuyển dạ (suy cấp tính). Khi thai đã bị suy thì cần phải cho ra khỏi tử cung ngay lập tức, càng sớm càng tốt (phần lớn là mổ đẻ) để cứu thai khỏi bị ngạt nặng hoặc tử vong trong hoặc sau khi đẻ.

Các nguyên nhân do phần phụ của thai

Là các thành phần như rau thai, màng thai dây rốnnước ối Những thành phần phụ này đôi khi cũng gây nên tình trạng đẻ khó cho các bà mẹ. Ví dụ như những trường hợp rau bám ở phía dưới dạ con làm cản trở đường ra của thai (gọi là rau tiền đạo), những trường hợp sa dây rốn, ối vỡ sớm, cạn kiệt nước ối…

Các bất thường xảy ra trong quá trình chuyển dạ

Chuyển dạ kéo dài

Bình thường một cuộc chuyển dạ trung bình kéo dài 15 - 16 giờ, tính từ khi bắt đầu đến lúc cổ tử cung mở hết, bà mẹ được rặn đẻ. Nếu vì một lý do nào đó mà cuộc chuyển dạ kéo dài thì bà mẹ đó cần được bác sĩ can thiệp bằng thuốc hoặc thủ thuật hay phẫu thuật để lấy thai ra.

Các rối loạn cơn co tử cung

Động lực thúc đẩy cuộc chuyển dạ tiến triển và giúp các bà mẹ đẻ được chính là các cơn co tử cung mỗi lúc một mạnh và nhanh hơn. Trường hợp các cơn co quá mạnh, qua nhanh hoặc quá yếu, quá thưa đều gây nên tình trạng đẻ khó cho bà mẹ. Nếu không được theo dõi và phát hiện kịp thời, các cơn co dạ con tăng mạnh có thể dẫn đến suy thai vỡ tử cung hoặc các cơn co giảm nhiều sẽ đưa đến tình trạng kéo dài quá trình chuyển dạ hoặc bị liệt tử cung sau đẻ.

Các bất thường về mở cổ tử cung

Thai muốn chui được ra ngoài thì cổ tử cung phải mở rộng hết. Nếu trong chuyển dạ, cổ tử cung không mở hoặc mở chỉ đến một mức độ nào đó rồi dừng lại hoặc mở quá chậm cũng gây khó khăn cho các bà mẹ, cần phải có sự can thiệp của các bác sỹ chuyên khoa.

Để phát hiện được các nguyên nhân đẻ khó có thể xả ra khi sinh nở khi có thai các bà mẹ phải được thăm khám thường xuyên, ít nhất cũng phải được 3 lần trong mỗi kỳ thai nghén Khi đẻ nhất thiết phải có sự phục vụ chăm sóc của nữ hộ sinh hoặc cán bộ y tế đã qua đào tạo về đỡ đẻ. Những trường hợp có nguy cơ trong khi có thai hoặc khi theo dõi chuyển dạ cần phải được chuyển lên bệnh viện để được theo dõi và xử trí kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật