Lời khuyên giúp ngăn ngừa tai biến, đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Bệnh tim mạch là nguyên nhân chính gây tử vong hàng đầu trên thế giới, nhiều hơn cả ung thư, lao, sốt rét và HIV cộng lại. Mỗi năm, các bệnh lý về tim mạch cướp đi khoảng 200.000 người, chiếm 1/4 tổng số trường hợp tử vong tại Việt Nam. Hãy tham khảo những lời khuyên hữu ích nhằm ngăn ngừa bệnh tim mạch:

1. Hãy có trách nhiệm đối với sức khỏe của bạn

Nếu bạn bị mỡ máu cao, xơ vữa động mạch huyết áp cao tiểu đường nguy cơ mắc bệnh tim mạch của bạn tăng lên đáng kể. Việc phòng ngừa tốt nhất chống lại bệnh timđột quỵ là phải hiểu các rủi ro và hạn chế các nguy cơ. Nguy cơ lớn nhất là sự thiếu hiểu biết hoặc thông tin sai lạc. Bước đầu tiên là bạn phải có trách nhiệm đối với sức khỏe của chính bạn.

2. Biết rủi ro của bạn

Các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng lớn nhất đối với bệnh tim mạch là tuổi – tuổi càng cao, nguy cơ càng cao. Thứ hai là di truyền. Nếu người thân trong gia đình đã có tiền sử về bệnh tim tiểu đường và đột quỵ thì bạn có nguy cơ lớn hơn nhiều.

3. Duy trì huyết áp khỏe mạnh

Huyết áp cao được gọi là "kẻ giết người thầm lặng" vì nó không có triệu chứng cụ thể. Cao huyết áp gây tổn thương các lớp lót bên trong thành mạch máu Ngoài ra, nó làm cho các mạch máu luôn phải chịu áp lực lớn nên dễ bị rạn nứt, vỡ, tổn thương có thể gây nên xuất huyết não huyết áp càng cao, nguy cơ của bạn càng tăng. Thường xuyên đo huyết áp tại nhà phản ánh chính xác nguy cơ của bạn hơn là thi thoảng thực hiện tại các phòng khám

4. Giám sát cholesterol của bạn (mỡ máu)

Mỡ máu bất thường và cao là nguy cơ chính gây bệnh tim mạch Lipid máu của bạn bao gồm các LDL (cholesterol xấu), HDL (cholesterol tốt) và triglycerides. Tỷ lệ lý tưởng của tổng số cholesterol chia cho cholesterol HDL là 3,0. Nếu cao hơn, bạn có thể cần cải thiện chế độ ăn uống như một giải pháp. Các vấn đề với chế độ ăn uống nói chung chỉ có thể làm giảm cholesterol toàn phần trong máu bằng khoảng 10 phần trăm. Nếu bạn có tiền sử gia đình hoặc chỉ số quá cao thuốc điều trị thường là cần thiết. Mỡ máu cao thường có nguy cơ phát triển xơ vữa động mạch làm tăng huyết áp tắc nghẽn mạch máu đặc biệt mạch máu ở não và mạch vành nuôi dưỡng tim làm tăng nguy cơ suy tim tai biến đột quỵnhồi máu cơ tim

5. Chọn thuốc của bạn một cách khôn ngoan

Rất nhiều người tiêu dùng thông thái muốn được trao quyền để chịu trách nhiệm về sức khỏe của họ. Trường hợp cần lựa chọn sản phẩm bảo vệ sức khỏe để phòng ngừa nguy cơ gây bệnh, hãy lưu ý và kiểm chứng những nghiên cứu khoa học hơn là quảng cáo.

6. Không hút thuốc hoặc phơi nhiễm khói thuốc

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh hút thuốc lá và phơi nhiễm khói thuốc làm tăng nguy cơ bệnh tim bệnh phổi bệnh mạch máu ngoại biên và đột quỵ.

7. Hãy tập thể dục là một thói quen hàng ngày

Các nghiên cứu chỉ ra rằng đi bộ hai dặm một ngày là tối ưu cho sức khỏe tổng thể, và không cần phải được thực hiện cùng một lúc tập thể dục không chỉ có ý nghĩa là đốt cháy calo; nó cũng kích hoạt các gen có lợi cho sức khỏe bằng những cách khác. Thêm vào đó, tập thể dục là một trong những phương pháp điều trị tốt nhất cho bệnh trầm cảmlo âu Tuy nhiên, chỉ tập thể dục không thể kiểm soát hoặc làm giảm trọng lượng của bạn - bạn cũng phải thay đổi chế độ ăn uống hạn chế lượng calo của mình.

8. Giảm căng thẳng

Căng thẳng góp phần vào bệnh tim mạch và, nếu nghiêm trọng, có thể gây ra một cơn đau tim hoặc đột tử Có rất nhiều giải pháp giúp giảm căng thẳng chẳng hạn như tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc, cười... Ngoài ra, hãy cố gắng tránh những tình huống và những người làm cho bạn lo lắng hay tức giận

Khi bạn cảm thấy trong người gần đây mệt mỏi cực độ khó thở lo lắng, bồn chồn đau nhức toàn thân chóng mặt buồn nôn đổ mồ hôi nhiều mất ngủ thường xuyên, chân có dấu hiệu bị phù, xuất hiện các cơn đau ở ngực, hồi hộp đánh trống ngực thì thì bạn cần lưu ý kiểm tra, sớm phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh tim mạch

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật