Những điều khiến mẹ bầu không phải quá lo lắng thai kỳ

Nếu mẹ mang thai lần đầu thì chắc chắn mẹ sẽ phát hiện ra nhiều điều mà mình vốn luôn tin 'sái cổ' trước đây lại hoàn toàn không phải là sự thực.

Dưới đây là 6 điều thường bị lầm tưởng về việc bầu bí rất có thể sẽ khiến mẹ 'phì cười' khi nhận ra độ 'ngây thơ' của mình trước đây:

Chậm kinh không có nghĩa là có thai

Thay vì nhanh chóng đặt lịch hẹn với bác sỹ ngay khi nhận ra mình bị chậm kinh mẹ nên tới hiệu thuốc và mua que thử thai trước. Tuy kết quả từ que thử thai không phải là luôn luôn chính xác 100% nhưng cũng rất đáng tin cậy.

Sau khi có kết quả từ que thử, mẹ có thể đi khám bác sỹ để xác nhận lại kết quả cũng như để kiểm tra mình đã mang thai ở tuần thứ bao nhiêu. Nếu như chu kỳ kinh nguyệt của mẹ vốn dĩ không đều đặn thì khả năng chậm kinh nhưng không phải là có bầu sẽ càng cao hơn.

Cơ thể mẹ đã được 'thiết kế đặc biệt'!

Mang thai đối với hầu hết mọi phụ nữ có lẽ sẽ là lần đầu tiên trong đời mà việc đi gặp bác sỹ trở nên thường xuyên như 'cơm bữa'. Mặc dù mang thai đúng là một sự kiện quan trọng và là điều mong đợi của tất cả các ông bố bà mẹ, mẹ cũng không cần lo lắng thai quá vì cơ thể của phụ nữ đã được 'thiết kế đặc biệt' để có thể nuôi dưỡng thai nhi suốt chín tháng mười ngày rồi!

Nếu bạn uống rượu vào 'đêm ấy' thì cũng không nên quá lo lắng!

Nếu mẹ không may chợt nhớ ra vào 'đêm hôm ấy' mình có uống một hai ly rượu thì cũng không cần quá lo lắng bởi theo số liệu thống kê thì có tới 50% phụ nữ tại Mỹ vô tình sử dụng rượu vào thời điểm thụ thai. Và thực tế thì cũng có nhiều trường hợp rượu chính là khởi đầu cho sự kiện lớn này!

Theo bác sỹ Brian Levine – bác sỹ sản khoa tại trung tâm y tế Colorado, Mỹ thì mặc dù rượuđồ uốngcồn có thể ảnh hưởng tới quá trình thụ thai và mẹ bầu không nên uống rượu trong thai kỳ việc uống một chút rượu và thời điểm thụ thai không có ảnh hưởng đáng kể hay không hề ảnh hưởng tới thai nhi

Mẹ chỉ cần đi siêu âm 2 lần là đủ

Việc nóng lòng muốn nhìn thấy bé yêu trong bụng của các ông bố bà mẹ là điều hoàn toàn dễ hiểu, tuy nhiên trong thực tế mẹ chỉ cần thực hiện siêu âm 2 lần trong suốt thai kỳ là đủ. Lần siêu âm đầu tiên thường được tiến hành trong khoảng tuần thứ 11 và 12 của thai kỳ cùng với bài kiểm tra máu.

Quá trình siêu âm này sẽ cho phép bác sỹ phát hiện ra các dị tật bẩm sinh thai nhi có thể mắc phải như hội chứng Down, cũng như cho phép bác sỹ dự đoán được ngày sinh của mẹ. Lần siêu âm thứ hai nên được thực hiện trong khoảng từ giữa tuần thứ 18 và 21 của thai kỳ để kiểm tra sự phát triển của toàn bộ các bộ phận và hệ xương của thai nhi.

Siêu âm không phải luôn luôn đáng tin cậy

Theo số liệu thống kê, khả năng kết quả siêu âm có sai lệch hay không chính xác so với thực tế có thể lên tới 20%. Kết quả siêu âm cũng chính xác hơn trong 3 tháng đầu so với 3 tháng cuối thai kỳ. Thực tế, mẹ có thể thấy được rất chính xác độ lớn của thai nhi trong 3 tháng đầu nhưng điều này có thể không phản ảnh chính xác độ lớn của thai nhi khi sinh.

Ngoài ra, tuy cách duy nhất để đo mức nước ối là thông qua siêu âm, nếu dây rốn hay bàn tay của bé bị xen lẫn trong ảnh siêu âm thì rất có thể làm cho kết quả siêu âm giảm tính chính xác.

Quá ngày sinh dự kiến không có nghĩa là thai già

Một số bà bầu thường thấy lo lắng khi mình đã quá ngày sinh dự kiến hay thai đã quá 40 tuần mà bụng vẫn không có 'động đậy' nào. Trong trường hợp này, một số mẹ thường muốn được đẻ mổ hay muốn bác sỹ can thiệp để sớm sinh con.

Tuy nhiên, mẹ cần hiểu rằng ngày sinh dự kiến cũng chỉ là một ngày dự đoán và trong thực tế thì chỉ có khoảng 5% số sản phụ thực sự sinh con vào thời gian dự kiến. Phụ nữ mang thai quá 42 tuần thì được coi là thai già, nhưng có khoảng 90 trong số 100 trường hợp bắt đầu nhận thấy cảm giác co thắt trong vòng 2 tuần.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật