Tìm hiểu về thai chết lưu để có những biện pháp phòng tránh kịp thời

Một số tài liệu cho thấy có tới 20-50% số trường hợp thai chết lưu không tìm ra nguyên nhân.

Câu hỏi 1: Xin bác sĩ cho em biết, nguyên nhân và cách phòng tránh thai bị lưu là thế nào ạ?

ThS. Đinh Văn Tài, Bộ Y tế, trả lời:

Chào bạn,

Thai chết lưu là thai không phát triển được thành thai nhi trưởng thành, bị chết và lưu lại trong tử cung. Hiện tượng này cần được phát hiện và can thiệp sớm.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu, nhưng nhiều trường hợp không tìm được nguyên nhân.

Một số tài liệu cho thấy có tới 20-50% số trường hợp thai chết lưu không tìm ra nguyên nhân.

Các nguyên nhân gây ra thai chết lưu có thể từ phía người mẹ thai nhi và các thành phần phụ của thai nhi:

- Nguyên nhân từ phía người mẹ:

+ Các bệnh lý mạn tính: viêm thận suy gan thiếu máu lao phổi bệnh tim mạch...

+ Các rối loạn nội tiết: bệnh Basedow, thiểu năng giáp trạng đái tháo đường thiểu năng hay cường năng thượng thận.

+ Nhiễm độc thai nghén: từ nhẹ đến thể nặng đều có thể gây thai chết lưu.

+ Nhiễm khuẩn: ký sinh trùng (sốt rét), nhiễm vi khuẩn (giang mai...), nhiễm vi rút (viêm gan quai bị cúm, sởi...).

+ Ngoài ra, còn một số yếu tố khác như: mẹ có tử cung dị dạng, tử cung kém phát triển, tuổi của mẹ cao sức khoẻ người mẹ yếu dinh dưỡng kém, lao động vất vả, trị liệu ung thư

- Nguyên nhân từ phía thai nhi:

+ Rối loạn nhiễm sắc thể: là nguyên nhân chủ yếu gây chết thai dưới 3 tháng. Tỷ lệ rối loạn nhiễm sắc thể tăng theo tuổi của mẹ.

+ Thai dị dạng: não úng thuỷ, vô sọ.

+ Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con do yếu tố Rh, đặc biệt thai rất dễ bị chết lưu ở các lần có thai tiếp theo.

Ngoài ra, các yếu tố khác liên quan tới thai chết lưu như: thai già tháng (bánh rau bị lão hóa không cung cấp đủ chất dinh dưỡng) đa thai

+ Nguyên nhân từ phần phụ của thai nhi: bất thường ở dây rốn (dây rốn thắt nút, dây rốn ngắn, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, dây rốn xoắn,…). Bất thường tại bánh rau (xơ hóa, bong bánh rau, u mạch máu màng đệm của bánh rau,…), bất thường ở nước ối (đa ối, thiểu ối).

Một số biện pháp dự phòng thai chết lưu bao gồm:

- Khám sức khoẻ của cả hai vợ chồng: kiểm tra các bệnh về rối loạn tâm thần bệnh di truyền (hội chứng Down, câm điếc bẩm sinh ung thư rối loạn đông máu Thallasemia,…), bệnh truyền nhiễm, các quan hệ huyết thống,...

- Điều trị và kiểm soát các bệnh mà mẹ đang mắc: bệnh thận bệnh đái tháo đường bệnh tim mạch

- Trường hợp mẹ đã có tiền sử thai chết lưu lần trước: cần khám kiểm tra kỹ tìm nguyên nhân thai chết lưu Khám và theo dõi chặt chẽ ở lần mang thai sau.

- Bên cạnh đó người mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng bổ sung vitamin khoáng chất. Không dùng các chất kích thích (rượu bia thuốc lá heroin ) và tránh tiếp xúc với các hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm. Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng

Thân mến!

Câu hỏi 2: Xin chào bác sĩ. Em tên là Huế, năm nay 23 tuổi. Cách đây 1 năm 6 tháng em có thai nhưng được 3 tháng thì thai chết lưu và phải nạo bỏ. Sau 2 tháng em cứ hay đau bụng dưới, đau buốt ngực, và lưng bên trái. Em có đi chụp X-Quang và siêu âm thì bác sĩ bảo em khong sao nhưng em vẫn đau buốt từ đó đến giờ.

Cách đây 5 tháng em có thai nhưng được 2 tháng thì lại bị chết lưu, mà ngực và lưng bên trái của em vẫn đau buốt. Vậy em cần khám chuyên khoa gì? Em có thể bị bệnh gì? Và nên khám ở đâu? Em chân thành cảm ơn!

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật