4 dấu hiệu cảnh báo căn bệnh hen bạn chớ coi thường

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, hen là một trong những bệnh mạn tính phổ biến trên thế giới và cả ở nước ta, có xu hướng ngày càng gia tăng, tỉ lệ tử vong cao. Mỗi năm nước ta có khoảng 3.000 ca tử vong do hen, tuy nhiên có đến 85% trường hợp tử vong do hen có thể phòng tránh được nếu bệnh phát hiện sớm, điều trị kịp thời. 

Vì vậy, bạn hãy chú ý đến 4 dấu hiệu thường gặp dưới đây của bệnh hen gồm:

- ho khan, kết thúc ho có khạc đờm trắng, dính. Ho là triệu chứng hay gặp nhất, đặc biệt là hen ở trẻ em Ho có thể xuất hiện trước cũng có thể là triệu chứng duy nhất của hen.

- Khò khè (thở rít, cò cứ)

- khó thở (thở ngắn, khó thở ra).

- Nặng ngực (tức ngực)

Các dấu hiệu này thường tái đi tái lại nhiều lần, xảy ra về đêm và sáng, có liên quan đến yếu tố thay đổi thời tiết. Bệnh hen xuất hiện hoặc tăng lên khi tiếp xúc với các yếu tố khởi phát.

Trời lạnh làm cơn hen nặng thêm 

Với cơn hen nguy kịch, bệnh nhân sẽ có triệu chứng da tím tái, không nói được; thở ngáp, tiếng rít yếu hoặc không nghe thấy; trạng thái lơ mơ hay lú lẫn; nhịp thở chậm khác thường, nhịp tim chậm. Khi khó thở ở mức độ nặng và nguy kịch cần đi BV cấp cứu ngay.

PGS. Đoàn cũng cho biết, thời tiết chuyển mùa như hiện nay có thể làm cơn hen xuất hiện hoặc nặng lên, do đây là thời điểm thay đổi nhiệt, độ ẩm, dị nguyên và các yếu tố khởi phát hen. Khi thời tiết lạnh nhanh và đột ngột làm phế quản người hen tăng thông khí, tăng co thắt gây khó thở hơn. Đặc biệt, phế quản người hen nhạy cảm với lạnh gấp hàng trăm lần so với người bình thường. Độ ẩm tăng là môi trường tốt để vi khuẩn virút ký sinh trùng nấm mốc, phấn hoa phát triển, các chất ô nhiễm không khí tăng đậm độ làm người hen dễ mắc bệnh, hít phải gây tổn thương, tăng phản ứng viêm đường hô hấp và khó thở tăng.

Mặt khác khi chuyển mùa làm cho các quần thể vi khuẩn virút ký sinh trùng sẵn có ở đường hô hấp người hen vốn đã nhạy cảm sẽ phản ứng rất nhanh và mạnh trước sự thay đổi đột ngột của môi trường sống, hậu quả là viêm đường hô hấp tăng co thắt phế quản làm trầm trọng thêm bệnh hen.

Để phòng bệnh hen lúc thời tiết chuyển lạnh, với những người có cơ địa dị ứng càng cần phải chú ý đến môi trường sống, nên tránh tiếp xúc với những dị nguyên dễ gây dị ứng như lông chó, mèo, phấn hoa, bụi bẩn hóa chất khói thuốc lá Bệnh nhân hen phế quản không nên lao động quá nặng, vận động quá sức, nên làm việc phù hợp với tình trạng sức khỏe có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó nên thường xuyên luyện tập thể lực bằng các bài tập phù hợp với sức khỏe ăn uống đảm bảo đủ dinh dưỡng uống đủ nước cũng là biện pháp hiệu quả ngăn ngừa bệnh tái phát.. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật