6 dấu hiệu nhận biết viêm loét dạ dày (bao tử) khi chưa đi nội soi

Các dấu hiệu sau đây giúp người bệnh có thể tự nhận biết mình bị viêm loét dạ dày (bao tử).

Câu hỏi: Làm sao để biết tôi bị viêm loét dạ dày nếu như chưa có thời gian đi nội soi?

Chuyên gia trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn bệnh dạ dày (bao tử)!

Tổng đài tư vấn bệnh dạ dày (bao tử) xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Các dấu hiệu sau đây giúp người bệnh có thể tự nhận biết mình bị viêm loét dạ dày (bao tử):

- Đau vùng bụng trên rốn (đau vùng thượng vị): Đây là dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài sớm nhất của bệnh. Nếu loét tá tràng thì cơn đau thường xuất hiện lúc đói hoặc sau ăn khoảng 2 đến 3 tiếng, có thể đau nửa đêm về sáng. Đau có thể lan ra sau lưng hoặc không cơn đau có thể là âm ỉ, quặn từng cơn, đau tức bụng, bỏng rát, đôi khi có cảm giác tức ngực. Đau bụng âm ỉ có khi kéo dài từ vài tháng đến vài năm, có khi lâu hơn.



Đau có tính chất chu kỳ và thường xảy ra vào lúc đổi mùa, đặc biệt là mùa rét. Đau có thể tăng sau khi ăn thức ăn chua, cay, nóng.

Đau vùng bụng trên rốn (đau vùng thượng vị) là dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài sớm nhất của bệnh

Đau vùng bụng trên rốn (đau vùng thượng vị) là dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài sớm nhất của bệnh

- Đầy bụng, khó tiêu, nôn hoặc buồn nôn:

Cảm giác đầy bụng khó tiêu do dạ dày bị tổn thương nên hoạt động tiêu hóa thức ăn của dạ dày bị kém đi, khiến người bệnh thường cảm thấy ậm ạch chướng bụng thức ăn không được tiêu hóa, từ đó có thể khiến bệnh nhân cảm thấy chán ăn hoặc sợ không dám ăn, ăn ít đi.

Đầy bụng, khó tiêu là cảm giác thường gặp của người viêm loét dạ dày (bao tử)

Đầy bụng, khó tiêu là cảm giác thường gặp của người viêm loét dạ dày (bao tử)

Cảm giác buồn nôn nôn xuất hiện khi dạ dày đang tiêu hóa thức ăn. Nôn cũng có thể gặp khi bị hẹp môn vị lúc đó thức ăn không được đẩy xuống tá tràng, làm ứ đọng lại trong dạ dày. Bệnh nhân có cảm giác đầy bụng, khó tiêu, chán ăn. Nếu nôn ra được, người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu, cơn đau cũng giảm đi.

- Mất ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn do bụng bị đầy hơi, ậm ạch khó tiêu về đêm.

- Ợ hơi, ợ chua, nóng rát thượng vị: đa số bệnh nhân bị viêm loét dạ dày thường có triệu chứng này trong thời kỳ đầu do trong dịch vị có độ chua cao. Ợ hơi, ợ chua là các dấu hiệu hay gặp ở những bệnh nhân mới bị bệnh.

- Rối loạn tiêu hóa: do quá trình tiêu hóa không được bình thường. Bệnh nhân có thể bị đi ngoài phân sống tiêu chảy hoặc táo bón

- Sút cân: do việc tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể bị giảm, người bệnh sẽ bị sút cân.

Tuy nhiên, các triệu chứng này chỉ có giá trị gợi ý không có giá trị chẩn đoán xác định. Người bệnh nên đến bệnh viện để tiến hành các thủ thuật, xét nghiệm kiểm tra, đặc biệt là nội soi Nội soi giúp chúng ta biết được chính xác vị trí, mức độ tổn thương viêm loét dạ dày hay tìm vi khuẩn H.Pylori (HP) gây bệnh, từ đó có thể đưa ra được chỉ định, phác đồ điều trị phù hợp hiệu quả nhất cho người bệnh.

Nguyên nhân khiến viêm loét vùng hang vị, viêm loét dạ dày (bao tử), tá tràng tái phát liên miên

Các triệu chứng: đau thượng vị nóng rát đầy bụng khó tiêu hay tái phát do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là do niêm mạc dạ dày bị tổn thương như viêm trợt, xung huyết, loét... Đây là nguyên nhân dễ bỏ qua và chủ quan. Ở nhiều bệnh nhân, sau một thời gian sử dụng thuốc các vết viêm, loét được cải thiện khiến cơn đau biến mất. Nhưng khi gặp các tác nhân như khi trời trở lạnh, hoặc ăn đồ chua, cay, nóng, đồ chiên rán, dầu mỡ chất kích thích như rượu bia cà phê... làm tăng tiết acid. Acid lại tấn công vào các vết, các ổ viêm loét chưa lành hẳn khiến người bệnh tái phát các cơn đau, đau âm ỉ, đau tức, nóng rát...

Do đó, người viêm loét vùng hang vị viêm loét dạ dày tá tràng cần có biện pháp hỗ trợ thúc đẩy làm lành niêm mạc dạ dày bị tổn thương, hạn chế tái phát các triệu chứng đau dạ dày (bao tử), giúp dạ dày khỏe.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật