8 nguyên nhân gây đổ mồ hôi trộm bạn cần biết để phòng tránh

Nhiều người than phiền về việc đổ mồ trộm vào ban đêm khiến họ cảm thấy phiền phức và khó chịu. Tại sao lại xảy ra vấn đề này?

Đổ mồ hôi trộm được hiểu là đổ mồ hôi nhiều trong đêm ngủ. Nhưng nếu phòng ngủ của bạn thường nóng hoặc bạn mặc quá nhiều quần áo ngủ, bạn có thể đồ mồ hôi trong khi ngủ, đó là điều bình thường. Đổ mồ hôi trộm thực sự là sự đổ mồ hôi nhiều xảy ra vào ban đêm gây ướt áo, những tấm ga trải giường và không liên quan đến nhiệt độ môi trường.

Điều quan trọng là lưu ý rằng, đỏ bừng mặt (trạng thái nóng ấm và đỏ mặt hoặc toàn thân) có thể khó để phân biệt với đổ mồ hôi trộm thật sự.

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây đổ mồ hôi trộm. Để tìm nguyên nhân, bác sĩ phải hỏi bệnh sử tỉ mỉ và yêu cầu làm các xét nghiệm để chẩn đoán những tình trạng sức khỏe có thể gây đổ mồ hôi trộm. Có một vài tình trạng đã được biết là có thể gây đổ mồ hôi trộm:

1. Mãn kinh: Những cơn bốc hỏa đi kèm với mãn kinh có thể xảy ra vào ban đêm và có thể gây đổ mồ hôi Đó là một nguyên nhân rất thường gặp của đổ mồ hôi trộmphụ nữ

2. Tình trạng đổ mồ hôi nhiều vô căn: Đây là một tình trạng cơ thể sản xuất quá nhiều mồ hôi kéo dài mà không rõ nguyên nhân.

3. Nhiễm trùng: Bệnh lao là bệnh nhiễm trùng thường đi kèm với đổ mồ hôi trộm nhất. Tuy nhiên nhiễm khuẩn như là viêm nội tâm mạc (viêm van tim) viêm tủy xươngáp xe cũng có thể gây đổ mồ hôi trộm. Đổ mồ hôi trộm cũng là triệu chứng của nhiễm HIV.

4. Ung thư: Đổ mồ hôi trộm thường là triệu chứng sớm của một số loại ung thư Loại ung thư thường đi kèm với tình trạng đổ mồ hôi trộm nhất là u lympho. Tuy  nhiên, người bị ung thư chưa được chẩn đoán thường có những triệu chứng khác như sụt cân và sốt không rõ nguyên nhân.

5. Thuốc: Việc sử dụng một vài loại thuốc có thể dẫn đến tình trạng đổ mồ hôi trộm thuốc chống trầm cảm là một loại thuốc có thể gây đổ mồ hôi trộm Từ 8% đến 22% số người uống thuốc chống trầm cảm có triệu chứng đồ mồ hôi trộm. Những thuốc trị tâm thần khác cũng liên quan với đổ mồ hôi trộm. Thuốc hạ sốt như aspirin acetaminophen thỉnh thoảng cũng gây đổ mồ hôi. Nhiều loại thuốc khác có thể gây đổ mồ trộm hoặc cơn bốc hỏa.

6. Hạ đường huyết: Đường huyết thấp có thể gây đổ mồ hôi. Những người dùng insulin hoặc thuốc trị đái tháo đường đường uống có thể bị hạ đường huyết ban đêm kèm với đổ mồ hôi.

7. Rối loạn hoóc-môn: Đổ mồ hôi hoặc cơn bốc hỏa có thể gặp trong một số rối loạn hormon bao gồm u tủy thượng thận hội chứng cận ung thưcường giáp

8. Bệnh thần kinh: Các bệnh thần kinh không phổ biến bao gồm rối loạn phản xạ thần kinh tự động, hội chứng rỗng tủy sống sau chấn thương, đột quỵ và bệnh thần kinh tự động có thể làm tăng đổ mồ hôi và dẫn đến đổ mồ hôi trộm.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật