Bệnh dịch hạch và các loại thuốc dùng để trị dịch hạch

Dịch hạch là một bệnh nhiễm khuẩn tối cấp, biểu hiện viêm hạch, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết. Bệnh dịch hạch do trực khuẩn Pastuerella pepsis (Yersinia Pestis) gây nên.

Bệnh dịch hạch

Bệnh dịch hạch có từ lâu, trên thế giới có 3 đại dịch lớn xảy ra từ thế kỉ 14 - 17 làm chết hàng triệu người. Nguồn bệnh chủ yếu là chuột, thông qua côn trùng trung gian là bọ chét vi khuẩn xâm nhập cơ thể qua vết bọ chét đốt, qua tiếp xúc trực tiếp mô hoặc bệnh phẩm có vi khuẩn qua đường hô hấp (bệnh nhân dịch hạch thể phổi).

Thời kì ủ bệnh từ khoảng 1-15 ngày mà không triệu chứng gì, sau đó là thời kì toàn phát với biểu hiện nhiễm khuẩn nhiễm độc và nổi hạch. Bệnh nhân sốt cao liên tục, mắt đỏ sung huyết, có thể có nôn buồn nôn tiêu chảy đái ít, nếu nặng, bệnh nhân có thể mê sảng Hạch sưng ở bẹn, nách, cổ. Hạch rắn, tròn, di động và rất đau Bệnh nhân có thể đau ngực ho khan thở nhanh, tím tái và có thể bệnh tiến triển nặng thành nhiễm khuẩn huyết Để chẩn đoán xác định, cần phân lập tìm vi khuẩn dịch hạch trong da, hạch, máu đờm bằng phương pháp nhuộm, nuôi cấy, xét nghiệm chẩn đoán huyết thanh và các xét nghiệm giúp đánh giá tình trạng nặng của bệnh

Và thuốc trị

Khi bệnh nhân có biểu hiện của bệnh, cần nhập viện ngay. Điều trị dịch hạch cần bắt đầu ngay khi nghi ngờ bệnh mà không cần chờ kết quả xác định dịch hạch từ phòng thí nghiệm. Các thuốc điều trị được lựa chọn là kháng sinh nhóm aminoglycosides (streptomycin, gentamycin), nhóm tetracyclines (tetracyclin, doxycycline), nhóm fluoroquinolones (ciprofloxacin, levofloxacin), nhóm sulfonamides (trimethoprim-sulfamethoxazole) và cloramphenicol Đây là các kháng sinh tương đối rẻ tiền. Khi điều trị bệnh, việc lựa chọn kháng sinh, phối hợp kháng sinh phụ thuộc vào: chức năng thận bệnh nhân có dung nạp với kháng sinh hay không, tác dụng phụ của thuốc tuổi (người lớn, trẻ em), giới (phụ nữ mang thai), tình trạng bệnh.

Streptomycin và gentamycin là kháng sinh thuộc nhóm aminoglysosides, trong đó streptomycin là kháng sinh hiệu quả nhất trong điều trị dịch hạch, nó có thể dùng đơn độc hoặc phối hợp với kháng sinh khác (streptomycin phối hợp chloramphenicol hoặc tetracyclines). Với hai kháng sinh này cần thận trọng với trường hợp bệnh nhân suy giảm chức năng thận.

Chlopheramphenicol có thể dùng thay thế hoặc kết hợp với aminoglycosides trong một số tình trạng bệnh chloramphenicol có tác dụng phụ nguy hiểm là suy tủy và hội chứng xám ở trẻ nhũ nhi

Nhóm tetracyclines có thể sử dụng kết hợp với aminoglycosides hoặc dùng đơn độc, chú ý rằng kháng sinh nhóm này ảnh hưởng đến sự phát triển răng và xương của thai nhi cần thận trọng với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 8 tuổi.

Nhóm fluoroquinolones bao gồm ciprofloxacin và mới đây là levofloxacin được FDA Hoa Kỳ cấp phép cho sử dụng để điều trị dịch hạch, tuy nhiên, chú ý thận trọng sử dụng nhóm này vì thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng đến khớp và phát triển sụn.

Phụ nữ mang thai và trẻ em là hai nhóm đối tượng mà việc điều trị nên được cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ do tác dụng phụ của thuốc, nhóm aminoglycosides được coi là an toàn và hiệu quả trên hai đối tượng này.

Cùng với việc điều trị bệnh bằng kháng sinh, cần kết hợp với điều trị các triệu chứng của bệnh: hạ sốt giảm đau truyền dịch chống toan huyết, chống suy đa phủ tạng, hồi sức tích cực trong những thể nặng. Trong thể dịch hạch, nếu điều trị muộn, hạch hóa mủ khi đó cần chích rạch và tháo mủ mới đỡ sốt và khỏi được.

Khi phát hiện bệnh, cần cách ly bệnh nhân ngay, thực hiện các biện pháp chống lây nhiễm trong bệnh viện thông báo với chương trình vệ sinh phòng dịch để tiến hành các biện pháp chống dịch, tiến hành khử trùng tẩy uế ổ dịch, diệt chuột, diệt bọ chét. Người tiếp xúc bệnh nhân cần dùng kháng sinh dự phòng nhóm tetracyclines hoặc cloramphenicol

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật