Các loại thuốc trị bệnh sỏi niệu uric, sỏi cystin hiệu quả

Sỏi niệu acid uric, cystein là sỏi đặc biệt nhưng không phải hiếm. Mặc dù đã có các phương pháp điều trị ngoại khoa, song một số cách điều trị nội khoa vẫn rất cần thiết.

Sỏi uric

Nguy cơ gây sỏi khi nồng độ acid uric niệu vượt quá 700mg/ngày do rối loạn hoạt động các enzym do tăng sản xuất urat (bệnh gout, rối loạn sinh tủy...), do dùng một số thuốc (probenecid hóa trị liệu salycylat liều cao). Lượng nước tiểu ít (<200ml/ngày) do tiêu chảy hay do mất nước mạn. Mức pH nước tiểu thấp (<5,35) do mất thành phần kiềm, tăng acid uric nội sinh.

Thuốc dùng

thuốc ức chế sản xuất acid uric: Nếu acid uric niệu cao (hơn 700mg/ngày ở nam và 600mg/ngày ở nữ) thì dùng Allopurinol ức chế enzym xanthinoxydas để ngăn cản sự hình thành acid uric. Allopurinol với nồng độ trong máu cao sẽ gây phản ứng quá mẫn trầm trọng (sốt cao hoại tử biểu bì, gây nhiễm độc viêm gan suy thận dẫn đến tử vong với tỷ lệ cao).

Khi dùng, phải uống nhiều nước (bảo đảm nước tiểu hàng ngày lớn hơn 2 lít), duy trì pH nước tiểu ở mức trung tính hay kiềm nhằm đảm bảo cho acid uric bị bài tiết ra không bị lắng đọng. Ở người có acid uric máu cao, có dùng thuốc tăng thải acid uric (như probenecid sulphipyrazon) thì dùng liều thấp rồi tăng dần đến mức vừa đủ, uống nhiều nước để tránh acid uric bài tiết ra bị lắng đọng thành sỏi.

thuốc kiềm hóa nước tiểu ngăn urat chuyển thành uric: Khi kiềm hóa nước tiểu thì acid uric thừa sẽ chuyển thành urat, gắn kết với các cation khác tạo thành các muối. Nếu kiềm hóa nước tiểu bằng muối natri thì tạo thành chất natri urat có độ hòa tan thấp dễ tạo thành các muối gây sỏi. Nếu kiềm hóa bằng muối kali thì sẽ cho kali urat, độ hòa tan cao hơn, không chuyển thành các muối gây sỏi. Vì vậy thuốc chọn dùng là muối kali (citrat kali). Phải điều chỉnh liều citrat kali để pH nước tiểu ở mức 6,1-7 là tốt nhất.

Sỏi cystin

Sỏi cystin chiếm 1-2% các loại sỏi chung, 6-8% sỏi ở trẻ em Sỏi cystin gây ra các tổn thương ở thận, có thể dẫn đến viêm thận mạn. Sỏi cystin khó tán sỏi ngoài cơ thể (chỉ tán được khi sỏi có đường kính nhỏ hơn 15mm), nhưng nếu tán nội soi thì tất cả sỏi cystin đều có thể tán được. Không nên mổ hở lấy sỏi cystin, vì sợ tàn phá nhu mô thận. Sót sỏi sau mổ là một trong những nguyên nhân làm sỏi cystin tái phát. Điều trị nội khoa nhằm giảm tái phát.

Cách điều trị nội khoa:

- Uống nhiều nước nhằm giảm nồng độ cystein niệu xuống dưới 300mg/lít, và giữ nước tiểu ở rmức 3lít/ngày.

Nước tiểu có pH thấp, cystin không tan tạo thành sỏi. Nước tiểu có pH> 7,5 cystin tan, nhưng nếu pH > 7,5 lại rất dễ hình thành sỏi tsuvit. Uống nước chanh nước khoáng (giàu bicarbonat và citrat) hay uống kali citrat với liều thích hợp, đưa pH đến 6,5-7 là vừa nhất.

- Trước đây có dùng cacetylcystein, tromethamin-E, D-peniclamin bơm qua dẫn lưu thận (nhằm làm tan sỏi ) nhưng nay không dùng nữa (vì có các cách tán sỏi mới).

Thuốc dùng trong sỏi uric hay cystin là các thuốc ngăn sự hình thành hoặc điều chỉnh pH của nước tiểu nhằm ngăn sự lắng đọng các chất này. Khi dùng, cần chú ý liều lượng, vì dùng không đúng liều, sẽ làm thay đổi pH nước tiểu không như mong muốn, gây ra tác dụng ngược.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật