Các mẹ chớ chủ quan với bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm tiểu phế quản (VTPQ) là bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, trong đó trẻ dưới 6 tháng chiếm trên 60%. Trẻ trai gặp nhiều hơn trẻ gái với tỷ lệ 1,96/1.

Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là virus như virus hợp bào đường hô hấp (RSV), sau đó đến virus cúm, á cúm và adenovirus...

Sự khác biệt khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc của nước ta khá rõ rệt nên ở miền Bắc bệnh gặp quanh năm nhưng nhiều nhất vào các tháng mùa đông từ tháng 10 đến tháng 12, còn ở miền Nam bệnh thường gặp vào các tháng 6 đến tháng 10 và cao nhất là vào tháng 7 và 8, đó là những tháng mùa mưa

Dấu hiệu lâm sàng

Khi trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ có những dấu hiệu như ho sốt, chảy mũi... Sau vài ngày thì xuất hiện thở nhanh và suy hô hấp Co rút lồng ngực xảy ra sớm. Khi bệnh nặng lên xuất hiện tím tái... Sốt có thể có hoặc không, thở ra kéo dài, đôi khi có thể có ran ẩm nhỏ hạt. Một số trường hợp rất nặng có khi không nghe thấy tiếng rì rào phế nang, dấu hiệu thực thể này không tương xứng với tình trạng suy hô hấp nặng.

Lồng ngực trở nên căng phồng gan bị đẩy xuống thấp, gõ phổi thấy trong hơn bình thường.

Dấu hiệu cận lâm sàng

Bệnh được chẩn đoán chắc chắn dựa vào dấu hiệu lâm sàng là chính đó là: bệnh xảy ra cấp tính ở trẻ dưới 2 tuổi có các dấu hiệu của viêm long đường hô hấp trên như chảy mũi, ho, khò khè lần đầu, có sốt hoặc không. Đôi khi nghe phổi có ran rít, ran ẩm... Khi có các dấu hiệu sau được xếp vào thể nặng và cần phải nhập viện ngay: bú kém, li bì, có cơn ngừng thở; thở nhanh từ 70 lần/phút trở lên, phập phồng cánh mũi; thở rên, co rút lồng ngực mạnh; tím tái.

Cần phân biệt với bệnh hay gây khò khè là hen phế quản (HPQ). Bệnh HPQ  tuổi thường gặp là trên 2 tuổi, khò khè tái phát nhiều lần. Tiền sử bản thân và gia đình có bệnh dị ứng và thường đáp ứng tốt với thuốc giãn phế quảncorticoid

Bệnh VTPQ thường tự khỏi sau 3 - 7 ngày. Tử vong chỉ xảy ra ở thể nặng (khoảng 1%). Khoảng 1/4 trường hợp sau này trở thành hen phế quản

Điều trị như thế nào?

Về điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng. Mặc dù bệnh nhân thường vật vã, kích thích nhưng không cho các thuốc an thần vì rất dễ ức chế hô hấp rất nguy hiểm.

Làm thông thoáng đường hô hấp bằng cách thường xuyên hút dịch mũi họng và cho uống nước đầy đủ, bú mẹ thường xuyên hơn nếu trẻ không bú được phải vắt sữa đổ từng thìa một.

Liệu pháp oxy rất quan trọng ở những trường hợp có suy hô hấp tím tái hoặc vật vã kích thích do thiếu oxy Khi cần thiết phải đặt nội khí quản để hút dịch hay phải thở máy...

Liệu pháp bù dịch đường tĩnh mạch phải rất thận trọng vì có thể gây phù phổi và làm nặng hơn tình trạng bệnh. Nếu thật cần thiết thì phải truyền chậm với khối lượng nhỏ và phải theo dõi chặt chẽ.

Kháng sinh chỉ có tác dụng trong các trường hợp nhiễm khuẩn thứ phát.

Dùng thuốc có tác dụng điều trị nhiễm virus  RSV kết quả không thường xuyên ...

Corticoid dùng  cả đường toàn thân và đường khí dung đều không có hiệu quả trừ khi có những biểu hiện của sốc nặng.

Dùng thuốc giãn phế quản đường khí dung cũng tác dụng không thường xuyên. Nhiều nghiên cứu về tác dụng của thuốc giãn phế quản trong điều trị viêm tiểu phế quản còn trái ngược nhau, tất cả các nghiên cứu này cho thấy chưa có đủ cơ sở để chỉ định dùng thuốc giãn phế quản salbutamol cho tất cả các trẻ viêm tiểu phế quản

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật