Cách nhận biết bướu nhân tuyến giáp, không biết cực phí

Bướu nhân tuyến giáp còn gọi là u tuyến giáp, là tình trạng thay đổi cấu trúc, chức năng của tuyến giáp. Biểu hiện của bệnh là vùng trước cổ thường mất cân đối. Đây là tổn thương thường gặp trong cộng đồng khám lâm sàng, phát hiện 4-7% dân số, nữ mắc nhiều gấp 5 lần nam giới. Tỷ lệ phát hiện được bằng siêu âm lớn hơn rất nhiều, dao động từ 19 - 67% tùy nhóm nghiên cứu và tăng lên ở người già, ước tính xấp xỉ 50% số người trên 60 tuổi có bướu nhân tuyến giáp, tuy nhiên, chỉ có khoảng 1/20 số này là ác tính.

Có 2 loại bướu nhân tuyến giáp: đơn nhân và đa nhân.

Người ta thường chỉ sờ thấy các nhân lớn, nằm gần bề mặt; còn các nhân nhỏ có đường kính dưới 1cm rất khó bị phát hiện khi khám bằng tay, phải nhờ đến siêu âm. Trong một số trường hợp, nhân tuyến giáp lành tính có thể không phát triển hoặc nhỏ đi. Đa số các nhân tuyến giáp lành tính tiến triển rất chậm.

Khi được chẩn đoán chính xác là nhân lành tính và theo dõi tái khám sức khỏe đều đặn, người bệnh có thể sống chung với nó.

Biểu hiện của bệnh bướu nhân tuyến giáp

Bệnh bướu nhân tuyến giáp thường không có triệu chứng gì đặc biệt. Thường bệnh được phát hiện khi nhân đã lớn, nhìn rõ từ bên ngoài, sờ vùng trước cổ có một hoặc nhiều nhân. Các nhân này có thể phát triển từ vùng của tuyến giáp bị viêm hoặc một thùy tuyến giáp bị teo bẩm sinh, thùy còn lại sẽ phì đại để bù trừ và phát triển thành nhân giáp... Đa số các nhân là u nang chứa dịch và ở dạng nằm im, không hoạt động nên bệnh nhân thường không có biểu hiện. Tuy nhiên, nếu nhân phát triển lớn, nó có thể gây chèn ép tại chỗ, dẫn đến khó nuốt nuốt vướng, có cảm giác tắc nghẹn hoặc khàn tiếng thay đổi giọng nói. Trong một số trường hợp nhân tuyến giáp hoạt động quá mức, gia tăng sản xuất hormon tuyến giáp gây rối loạn chuyển hóa trong cơ thể khiến người bệnh có biểu hiện cường giáp như mệt mỏiyếu cơ sụt cân hoặc tăng cân tim đập nhanh, rối loạn giấc ngủ sợ nóng, ra nhiều mồ hôi

Xác định bướu nhân tuyến giáp lành hay ác tính

Siêu âm vùng cổ giúp xác định vị trí, kích thước và số lượng một hay nhiều nhân tuyến giáp; Phân biệt các nhân là u nang chứa dịch đặc hay lỏng. Tuy nhiên, siêu âm không có khả năng phân biệt các nhân đó là lành tính hay ác tính. Để xác định nhân tuyến giáp là lành tính hay ác tính, cần làm thủ thuật chọc kim nhỏ vào các nhân, lấy mẫu mô đem soi dưới kính hiển vi, tìm tế bào ác tính.

Phương pháp điều trị các bướu nhân tuyến giáp

Nhân tuyến giáp lành tính: Nhân có kích thước nhỏ (đường kính 1-2cm) có thể không cần điều trị gì, chỉ theo dõi, hẹn tái khám và chọc xét nghiệm tế bào định kỳ hằng năm. Với nhân có kích thước trung bình (đường kính 2-3cm), có thể điều trị bằng hormon giáp trong 6 tháng, sau đó đánh giá lại kết quả. Nếu nhân nhỏ đi sẽ tiếp tục cho điều trị và theo dõi. Còn nếu nhân to lên hoặc không nhỏ đi, kích thước lớn (trên 4cm) gây ra rối loạn chức năng tuyến giáp (cường giáp, nhược giáp), gây chèn ép, biến chứng (khàn giọng, khó nuốt đau ) và ảnh hưởng đến thẩm mỹ... có thể phải phẫu thuật.

Nhân tuyến giáp ác tính: thường cứng, chắc, to nhanh, gây khó nuốt, khàn tiếng hoặc mất tiếng. Khi phát hiện thấy nhân to lên nhanh hoặc thấy tế bào ung thư bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật sớm, cắt toàn bộ tuyến giáp.

Sóng cao tần điều trị bướu nhân lành tính: Trước đây, đối với nhân tuyến giáp lành tính thường được điều trị nội khoa (dùng thuốc), phẫu thuật cắt nhân tuyến giáp (nội soi hoặc mổ mở). Hiện nay, việc điều trị nhân tuyến giáp lành tính có thể được thực hiện bằng sóng cao tần. Là phương pháp sử dụng dòng điện tần số cao để giảm kích thước các nhân tuyến giáp lành tính mà không cần phẫu thuật.

Bệnh nhân được gây tê tại chỗ mà không cần gây mê toàn thân, bác sĩ chọc một mũi kim vào khối u để đốt bằng sóng cao tần dưới hướng dẫn của siêu âm, thời gian đốt chỉ khoảng 10 - 30 phút. Kỹ thuật mới này sử dụng trên cùng một thiết bị vừa đốt được khối u gan u tuyến giáp, u vú, u phổi, u xương, u thận và u cơ dựa trên các hướng dẫn của siêu âm, CT Scanner và Xquang tăng sáng. Phương pháp này có ưu điểm vượt trội so với phương pháp mổ thông thường là độ an toàn cao, hầu như không gây biến chứng, không để lại sẹo, tiết kiệm thời gian và chi phí điều trị…

Điều quan trọng là người bệnh bị bướu nhân tuyến giáp nên đi khám bệnh định kỳ 3 tháng/1 lần để có biện pháp theo dõi điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật