Cảnh báo hội chứng “ăn” tế bào máu sau bệnh sốt xuất huyết

Bé Phạm Văn D. (8 tháng tuổi, nhà ở xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông, Tiền Giang) được gia đình đưa vào Bệnh viện khu vực Gò Công vì bị sốt cao liên tục bốn ngày.

Các bác sĩ chẩn đoán là sốt xuất huyết Dengue ở trẻ nhũ nhi nên chuyển đến Bệnh viện tỉnh Tiền Giang. Tại đây bé D. được điều trị truyền dịch với chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo. Tuy nhiên trong quá trình điều trị, bé vẫn sốt liên tục đau bụng nôn ói.

Sau 11 ngày điều trị vẫn sốt cao gan sưng chắc lách to thử máu thấy các tế bào máu bị giảm thấp men gan và dự trữ sắt trong máu tăng bất thường. Đây là các dấu hiệu của hội chứng thực bào máu sau khi nhiễm siêu vi trùng sốt xuất huyết Dengue, nên bé D. được chuyển lên tuyến trên điều trị.

Hội chứng thực bào máu, hay còn gọi là hội chứng “ăn” tế bào máu, là tình trạng các tế bào máu như hồng cầu bạch cầu tiểu cầu bị các đại thực bàotủy xương thực bào.

Cảnh báo hội chứng “ăn” tế bào máu sau sốt xuất huyết Cảnh báo hội chứng “ăn” tế bào máu sau sốt xuất huyết

Quá trình thực bào này có thể tấn công vào da, xương, phổi gan lách, nướu răng mắt, tai hệ thần kinh trung ương...

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi, tỉ lệ tử vong khoảng 50%. Khi cơ thể nhiễm một số loại virút vi khuẩn nhiễm ký sinh trùng nhiễm nấm hoặc mắc các bệnh ác tính như ung thư máu ung thư hạch, bệnh Lupus... cơ thể người bệnh bị kích hoạt các tế bào thực bào (có nguồn gốc từ tế bào gốc vạn năng, ở trong tủy xương).

Phòng ngừa hội chứng thực bào máu chủ yếu là tránh để bé bị nhiễm vi trùng, siêu vi trùng ký sinh trùng vi nấm... vì chúng có thể kích hoạt hệ thống miễn dịch của cơ thể khiến các đại thực bào “nổi loạn”, không kiểm soát được.

Sau một sự nhiễm khuẩn bất kỳ, dù rất hiếm gặp, nếu bé bị thiếu máu nặng kèm sốt cao, gan lách sưng... phải cảnh giác bé có thể mắc chứng “ăn” tế bào máu để chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật