Chặn biến chứng nguy hiểm của đái tháo đường tận gốc

Tổn thương do bệnh thần kinh tự động ĐTĐ làm mở các shunt động - tĩnh mạch, tăng nhiệt độ da, tăng quá trình tiêu xương của xương cổ chân...

Tổn thương do bệnh thần kinh tự động ĐTĐ làm mở các shunt động - tĩnh mạch tăng nhiệt độ da, tăng quá trình tiêu xương  của xương cổ chân, có thể gây nên phù nề bàn chân - một yếu tố tiên lượng dẫn tới loét cả ở tổn thương thiếu máu và bệnh lý thần kinh rối loạn thần kinh tự động làm tăng dòng máu đến da, nhưng lại làm giảm dòng máu mao mạch có tác dụng dinh dưỡng cho mô bàn chân, gây hiện tượng thiếu máu vùng xa của bàn chân.

Bênh lý thần kinh tự động thường hay gặp ở bệnh nhân có loét chân, nhưng cũng có thể gặp cả ở bệnh nhân có bệnh lý thần kinh nhưng không có loét chân. Mặt khác, rối loạn thần kinh tự động gây giảm tiết mồ hôi tạo thuận lợi cho sự xuất hiện các vết nứt nhỏ ở da, tạo thành đường vào cho các chủng vi khuẩn vô nhiễm và là điểm bắt đầu thường gặp của loét khoét gan bàn chân.

Cuối cùng, một trong các tiến triển của bệnh lý thần kinh trong ĐTĐ ở bàn chân là bệnh lý xương khớp gây nên biến dạng bàn chân, tạo nên bàn chân của Charcot - với các điểm tỳ đè bất thường rất dễ bị loét.

Tổn thương mạch máu gây tình trạng thiếu máu bàn chân, làm nặng thêm đáng kể các rối loạn dinh dưỡng của bàn chân. Tổn thương này liên quan đến các động mạch của chi dưới. Ở bệnh nhân ĐTĐ các tổn thương này xuất hiện thường sớm hơn, nặng hơn và gặp nhiều hơn ở người không bị ĐTĐ. Bệnh lý mạch máu ở bệnh nhân ĐTĐ thường lan tỏa, ở đoạn xa, hay gặp ở các động mạch của cẳng chân, nhưng cũng có thể phối hợp với các tổn thương mạch máu gần (gốc chi).

Bệnh mạch máu lớn gặp nhiều hơn ở bệnh nhân ĐTĐ. Cũng giống như ở người không bị ĐTĐ, triệu chứng sớm nhất của bệnh lý mạch máu lớn là đau cách hồi nhưng ở bệnh nhân ĐTĐ tiến triển lâu ngày, khi có triệu chứng này nguy cơ bị loét bàn chân do thiếu máu lớn hơn ở người không bị ĐTĐ. Ở bệnh nhân ĐTĐ, các mạch máu hay bị tổn thương là do động mạch chày khoeo gây nên những cơn đau cách hồi điển hình: đau các cơ cẳng chân và bàn chân khi đi bộ.

Trong các vết loét bàn chân ở người ĐTĐ, người ta thường thấy có sự kết hợp của bệnh lý thần kinh và bệnh lý mạch máu ở người ĐTĐ typ 1, yếu tố thần kinh đóng vai trò chủ yếu trong việc gây ra các rối loạn dinh dưỡng bàn chân. Trong khi đó, ở người ĐTĐ typ 2 cao tuổi hơn, tổn thương thần kinh và mạch máu đóng vai trò quan trọng như nhau.

Nhiễm khuẩn cũng là mối đe dọa nguy hiểm đối với bàn chân của người ĐTĐ. Từ lâu người ta đã biết bàn chân người ĐTĐ rất nhạy cảm với nhiễm khuẩn: một mặt do mất cân bằng đường máu, đường máu cao là môi trường thuận lợi cho nhiễm khuẩn mặt khác do ở người ĐTĐ có suy giảm chức năng bạch cầumiễn dịch tế bào

Bàn chân người ĐTĐ là nơi thuận lợi cho sự lan rộng nhanh chóng của nhiễm trùng do các rối loạn tuần hoàn và bệnh lý thần kinh. Những vết thương dù rất nhỏ, nếu không được theo dõi có thể tạo nên các nhiễm khuẩn âm ỉ, sau đó sẽ lan rộng nhanh chóng vào sâu trong bàn chân. Nhiễm khuẩn mô mềm ở sâu gây hoại tử phối hợp với viêm tủy xương là nguyên nhân khiến bệnh nhân phải cắt cụt chi.

Nhiễm khuẩn bàn chân ở bệnh nhân ĐTĐ có nhiều kiểu tổn thương khu trú như: loét khoét gan bàn chân ở vị trí đầu xương bàn ngón; sưng tấy mu bàn chân; áp-xe ở giữa hoặc ở bên của bàn chân do nhiễm trùng lan theo bao gân; nhiễm khuẩn kẽ ngón chân.

Chăm sóc bàn chân thế nào?

Nhằm hạn chế các biến chứng gây loét da, nhiễm khuẩn và cắt cụt chi, bệnh nhân cần được giáo dục về cách chăm sóc bàn chân ngay từ khi phát hiện ĐTĐ lần đầu và được khám định kỳ bởi bác sĩ chuyên khoa, nhất là khi có triệu chứng bệnh thần kinh ĐTĐ.

Bệnh nhân phải tự mình hoặc người thân quan sát và khám xét bàn chân hàng ngày nhất là khi có chứng da khô hoặc da bong vảy, vết nứt da, chai lòng bàn chân và các dấu hiệu nhiễm trùng giữa các ngón và ở móng chân Bôi thuốc tránh chất có màu và cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.

Việc kiểm soát tốt ĐH là phương pháp dự phòng tốt nhất về bệnh lý này. Bên cạnh đó, sự chăm sóc bàn chân ở đối tượng có biến chứng thần kinh nhằm hạn chế biến chứng cắt cụt chi do bệnh bàn chân ĐTĐ.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật