Chữa phì đại lành tính tuyến tiền liệt hiệu quả bằng nút mạch

TTL là cơ quan sinh dục nam chịu ảnh hưởng của nội tiết tố sinh dục nam, testosteron. TTL tăng kích thước dần do ảnh hưởng của testosteron từ lúc nam giới bước vào độ tuổi dậy thì. Bình thường, TTL nam giới trưởng thành nặng khoảng 20g, ổn định đến năm 40 tuổi. Tuy nhiên, tỷ lệ nam giới mắc bệnh phì đại lành tính TTL luôn rất cao khi họ bước qua tuổi trung niên (TTL phì đại nặng từ 30g đến hàng trăm gam).

Những phiền toái thường gặp

Triệu chứng của phì đại lành tính TTL là: đi tiểu không hết, tiểu ngắt quãng, tia nước tiểu yếu, tiểu phải gắng sức, đi tiểu nhiều lần hay có nhiễm khuẩn tiết niệu. Sở dĩ hay có nhiễm khuẩn tiết niệu là vì do TTL phì đại chèn ép vào niệu đạo khiến dòng nước tiểu bị ứ lại trong hệ tiết niệu tạo môi trường tốt cho vi khuẩn dễ phát triển gây nên nhiễm khuẩn tiết niệu. Bệnh làm ảnh hưởng đến chất lượng sống của bệnh nhân, nhất là việc tiểu đêm khiến bệnh nhân không có giấc ngủ ngon

Các phương pháp điều trị

Phương pháp nội khoa: Được chỉ định khi bệnh chưa gây biến chứng. Việc điều trị dựa vào sử dụng thuốc và theo dõi tiến triển của bệnh.

Ngoại khoa: Áp dụng khi điều trị nội khoa thất bại hoặc khi bệnh đã gây biến chứng. Có nhiều phương pháp nhưng chủ yếu là cắt đốt nội soi qua niệu đạo hoặc phẫu thuật mổ bóc u.

Cắt đốt phì đại lành tính TTL nội soi qua  niệu đạo. Phương pháp này đến nay vẫn được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong điều trị bệnh. Ứng dụng cho bệnh ở giai đoạn 2, u 60-70g.

Bệnh nhân được gây tê tủy sống hoặc ngoài màng cứng hoặc gây mê toàn thân. Qua dụng cụ nội soi, cắt đốt u xơ bằng lưỡi dao điện cho đến lớp vỏ. Do không có đường mổ nên cảm giác về mặt thẩm mỹ và tâm lý tốt, sau mổ nhẹ nhàng do ít đau nhanh lấy lại vận động do đó tránh được các biến chứng do nằm lâu, thời gian nằm viện ngắn, chóng đi tiểu theo đường tự nhiên.

Phẫu thuật mở. Áp dụng khi u xơ có trọng lượng > 70g hoặc có biến chứng sỏi bàng quang hoặc túi thừa bàng quang Có các biến chứng hay gặp như: chảy máu nhiễm khuẩn, hẹp cổ bàng quang, đái không tự chủ, phóng tinh ngược dòng.

Cắt u xơ TTL bằng laser. Laser được sử dụng trong điều trị bệnh từ nặm 1986. Năng lượng được dẫn bằng sợi và có thể được thay đổi để cho phép cầm máu hoặc làm bốc hơi một ít và tuỳ thuộc vào sự thay đổi nhiệt từ 60-6500C để có hiệu quả thương tổn và thường xuyên. Việc làm bốc hơi phụ thuộc vào nhiệt độ > 1.0000C và làm mô bị mất nước Ngoài ra, người ta sử dụng laser để đốt vào tổ chức kẽ của u xơ TTL. Sử dụng các sợi dẫn năng lượng đưa sâu vào trong tổ chức u xơ, sau đó đốt. Các thương tổn hoại tử bị đốt ở bên trong u xơ TTL sẽ tạo nên tình trạng teo và thoái hoá thứ phát thuỳ của u xơ.

Làm bốc hơi nước trong u xơ TTL. Phương pháp này được áp dụng trong ngành tiết niệu năm 1994, từ đó đến nay được áp dụng rộng rãi hơn việc làm bốc hơi đơn thuần và được tạo nên khi năng lượng điện mạnh được tập trung vào lưỡi dao cắt sử dụng trong cắt đốt nội soi u xơ TTL qua niệu đạo. Vùng tiếp xúc mỏng của dao cắt sẽ làm bốc hơi nước mô ở nhát cắt của nó và lớp mỡ bên dưới cũng sẽ được tách rời ra khỏi u xơ TTL. Lưỡi dao cắt này đồng thời cũng đốt bằng cách sử dụng dòng điện để đốt và tạo nên sự làm khô mô và cầm máu.

Ưu điểm: kỹ thuật tương tự kỹ thuật cắt đốt u xơ TTL qua niệu đạo, an toàn vì nguy cơ chảy máu và thủng rất thấp, chi phí thấp vì hầu như không cần phải rửa liên tục sau mổ.

Tuy nhiên, phương pháp này chỉ  áp dụng với u nhỏ <50g, thời gian phẫu thuật dài, không lấy được mảnh cắt để làm giải phẫu bệnh.

Điều trị bằng áp nhiệt. Điều trị bằng nhiệt dựa vào việc sử dụng nhiệt do vi sóng có bước sóng 915-1296MHz phát ra từ một anten đặt bên trong niệu đạo. Sự phá huỷ mô do tình trạng hoại tử cầm máu gây nên bởi nhiệt ở vùng bị đông > 440C. Ưu điểm của phương pháp này là có thể điều trị cho bệnh nhân ngoại trú.

Tiêu huỷ u xơ bằng kim qua đường niệu đạo (TUNA). Ở phương pháp này, năng lượng tần số sóng vô tuyến được sử dụng để tạo nên những thương tổn hoại tử bên trong TTL ở nhiệt độ khoảng 1.0000C. Điều trị được tiến hành thường không cần gây mê toàn thân nên có thể áp dụng cho bệnh nhân ngoại trú.

Đặt ống nong niệu đạo TTL (stent). Trong những năm gần đây, nhiều thầy thuốc đã sử dụng ống nong niệu đạo trong điều trị u xơ TTL. Có nhiều loại ống nong khác nhau như ống nong tự tiêu, ống nong đặt tạm thời, ống nong đặt vĩnh viễn. Ống nong được đặt vào niệu đạo TTL với sự phối hợp vô cảm tại chỗ nhằm mục đích giải quyết tình trạng tắc nghẽn đường tiểu.

Nút động mạch TTL (PAE). Đây là phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu, được thực hiện ở nhiều nước trong khoảng 20 năm nay. Hiện đã có rất nhiều nước trên thế giới áp dụng thành công phương pháp này trong đó có Việt Nam.

Bệnh nhân không phải gây mê, không phải truyền máu, các bác sĩ sẽ gây tê và rạch một đường nhỏ 2mm phía trong đùi, luồn dây ống thông nhỏ dưới 1mm vào động mạch sau đó bơm những hạt nhựa vào các mạch máu nuôi u xơ, bịt kín lại. Do mạch máu được bịt kín nên u xơ bị cắt nguồn dinh dưỡng không thể lớn thêm và teo nhỏ tối đa, không chèn ép vào các bộ phận khác của tiền liệt.

Đây là phương pháp mới, có nhiều ưu điểm như: ít chảy máu, rút ngắn thời gian điều trị, không cần lưu ống thông bàng quang lâu, không mất chức năng phóng tinh, không xuất tinh ngược, không hẹp niệu đạo không giới hạn về trọng lượng tiền liệt tuyến

Ngoài ra còn một số phương pháp khác như: điều trị bằng nhiệt từ nước nóng; điều trị bằng đông lạnh; sử dụng siêu âm tập trung cường độ cao.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật