Để đề phòng tai biến khi vượt cạn, bạn chớ nên bỏ qua bài viết này

Thai nghén và sinh nở là những hiện tượng sinh lý bình thường của người phụ nữ, nhưng các trường hợp đó dễ dàng biến chuyển sang tình trạng bệnh lý dẫn tới cái chết của thai phụ, trong đó nổi bật lên là các tai biến: vỡ tử cung, sản giật, nhiễm khuẩn, chảy máu. Sau đây, báo Sức khỏe&Đời sống xin giới thiệu về nguyên nhân, các dấu hiệu lâm sàng và cách theo dõi xử trí cũng như phòng tránh các tai biến này.

Vỡ tử cung

Có nhiều nguyên nhân gây vỡ tử cung có nguyên nhân thuộc về người mẹ, có nguyên nhân thuộc về thai nhi

Về phía người mẹ: Khung chậu hẹp, méo mó làm đầu thai nhi không chui lọt để ra ngoài; Mẹ có khối u ở đoạn dưới tử cungcổ tử cung ở đường sinh dục dưới khối u này chặn đường ra của thai; Mẹ đã đẻ nhiều lần nên tử cung mỏng, nhão, các cơn co mạnh gây vỡ, rách lớp cơ đoạn dưới tử cung; Mẹ có vết mổ cũ ở tử cung (mổ tử cung lấy thai, mổ cắt bóc khối u ở tử cung) nên vết sẹo tử cung trở thành nơi yếu nhất, cơn co tử cung mạnh có thể làm toác vết mổ gây vỡ tử cung.

Về phía thai nhi: Thai nhi to quá không chui lọt qua khung chậu mặc dù khung chậu bình thường; thai nhi dị dạng có đầu to quá mức do não úng thủy nên không qua được khung chậu; Thai nằm trong tử cung theo tư thế không bình thường như thai nằm ngang (ngôi ngang), thai không cúi đầu cũng không ngửa mặt lên (ngôi trán), thai đưa mặt ra trước nhưng cằm lại quay về phía xương cùng của người mẹ (ngôi mặt cằm sau). Các tư thế bất thường này làm cho thai không chui qua khung chậu để ra ngoài được trong khi các cơn co dồn dập cứ thúc thai nhi xuống gây vỡ tử cung.

Tử cung có thể bị vỡ khi làm các thủ thuật kéo thai, xoay thai, cặp và kéo foóc-xép trong điều kiện không thuận lợi, không đúng quy định.

Các dấu hiệu cho biết tử cung sắp vỡ và tử cung đã vỡ

Vỡ tử cung thường xảy ra trong lúc chuyển dạ đẻ. Hãn hữu cũng có trường hợp vỡ trong những tháng cuối trước khi chuyển dạ do tử cung có sẹo mổ cũ và vết sẹo đã bị nhiễm khuẩn nên khi có cơn co mạnh, sẹo bị nứt dần gây vỡ. Nếu theo dõi sát sản phụ, ta có thể phát hiện được các dấu hiệu chứng tỏ tử cung sắp bị vỡ. Đó là triệu chứng dọa vỡ tử cung. Cơn co tử cung ngày càng mạnh và nhanh, sản phụ đau đớn vật vã. Nhìn trên ổ bụng thấy đáy tử cung cao dần lên so với rốn. Ở dưới rốn thấy tử cung có một chỗ thắt lại làm cho tử cung không còn hình trứng mà có hình một quả bầu nậm.  

Nghe tim thai thấy tim thai nhanh hoặc chậm hoặc không đều. Vòng thắt này (còn gọi vòng bande) ngày càng rõ rệt. Vòng thắt này chính là ranh giới giữa thân tử cung và đoạn dưới tử cung và tử cung sẽ vỡ dưới vòng thắt... Khi phát hiện thấy các triệu chứng dọa vỡ tử cung, phải tiêm ngay thuốc giảm co và lấy thai ra ngay bằng foóc-xép nếu có chỉ định và đầy đủ điều kiện. Nếu không đủ điều kiện lấy thai ra phải chuyển sản phụ đi tuyến trên ngay.  

Nếu ta không phát hiện kịp thời, dọa vỡ tử cung không được xử trí sẽ dẫn tới vỡ tử cung. Biểu hiện: Cơn co tử cung ngày một dồn dập, sản phụ đau tăng lên dữ dội rồi tự nhiên giảm đau Khi đó tử cung đã vỡ nên mất hẳn cơn co hoặc cơn co chỉ còn rất nhẹ, hình dáng tử cung thay đổi, không còn hình dạng bình thường, không còn dấu hiệu vòng bande.   Bụng chướng, nắn đau có thể sờ ngay thấy thai nhi dưới da bụng người mẹ (nếu vỡ tử cung dưới phúc mạc thì không có dấu hiệu này) tim thai mất hoặc đập rất yếu. Ra máu âm đạo. Nếu thăm âm đạo sẽ không xác định được ngôi thai Vì tử cung vỡ nên máu sẽ chảy ồ ạt vào trong ổ bụng làm cho sản phụ bị choáng, mặt nhợt nhạt, thở nông, vã mồ hôi chân tay lạnh, mạch nhỏ và nhanh huyết áp tụt thấp, sản phụ có thể chết ngay vì choáng và chảy máu

Cách xử trí

Phải theo dõi thật sát các sản phụ đang chuyển dạ để phát hiện sớm dọa vỡ tử cung. Nếu cơn co quá nhanh và dồn dập thì tiêm ngay thuốc giảm co tử cung và tìm xem có nguyên nhân đẻ khó nào không. Nếu sản phụ bị vỡ tử cung thì phải chuyển ngay lên tuyến trên thật nhẹ nhàng và nhanh chóng hoặc mời tuyến trên về mổ lấy thai và khâu hoặc cắt tử cung ngay để cầm máu

Đề phòng vỡ tử cung

Làm tốt công tác đăng ký quản lý thai nghén Mọi thai phụ phải đến đẻ tại nhà hộ sinh xã (trạm y tế). Người nữ hộ sinh và y sĩ xã phải biết phát hiện sớm các nguyên nhân có thể gây vỡ tử cung để gửi các thai phụ này đến đẻ tại các cơ sở y tế có trung tâm phẫu thuật.   Phải theo dõi thật sát các sản phụ đang chuyển dạ để tiên lượng được các ca đẻ khó và gửi đi tuyến trên thật kịp thời. Phải rất cẩn thận khi dùng thuốc tăng co tử cung vì dùng trước khi thai ra có thể gây vỡ tử cung. Không được kéo thai, xoay thai, cặp foóc-xép nếu chưa được huấn luyện, nếu không có chỉ định và không đủ điều kiện kỹ thuật.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật