Đề phòng bệnh xương khớp trong mùa đông như thế nào?

Các bệnh liên quan đến xương khớp như viêm, thấp khớp hay thoát vị đĩa đệm… là những căn bệnh dễ mắc phải, nhất là vào mùa đông.

Vào mùa đông, hay trong những ngày chuyển mùa, thời tiết khắc nghiệt, lạnh lẽo, có kèm theo mưa phùn và độ ẩm thấp là điều kiện thuận lợi cho các bệnh về xương khớp hoành hành ở cả người già và người trẻ.

Vào mùa đông, nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cao hơn

Vào mùa đông, nguy cơ mắc các bệnh về xương khớp cao hơn

Khi nhiệt độ giảm, cơ thể bị nhiễm lạnh làm cho tuần hoàn máu đến các khớp bị giảm đi, tăng độ kết dính niêm dịch khiến cho các hoạt động của khớp bị ảnh hưởng. Người bị bệnh thường có các triệu chứng như đau sưng tấy ở ngón chân, ngón tay, bàn chân bàn tay mắt cá chân, cổ tay và khuỷu tay, chân tay kém linh hoạt, làm việc không hiệu quả và gây trở ngại đến các sinh hoạt thường ngày.

Những loại bệnh về xương khớp thường gặp

- Thoái hóa khớp: Khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân… những khớp thường xuyên chịu lực sẽ có nguy cơ thoái hóa cao. Nguyên nhân có thể do lão hóa tật bẩm sinh, chấn thương béo phì người mắc bệnh tiểu đường và do thường xuyên lạm dụng sức chịu đựng của khớp.

- Đau lưng: Là một trạng thái đau cột sống rất phổ biến. Đau lưng kéo dài từ vài ngày đến vài tuần gọi là đau lưng cấp tính, lâu hơn thì được coi là mãn tính. Dấu hiệu thường là đau cơ bắp, từ tay xuống chân, rất khó đứng thẳng, rất dễ tái phát.

- Viêm khớp gồm hai loại:

Viêm khớp dạng thấp: Thường mắc bệnh ở tuổi trung niên, đặc biệt là phụ nữ nhưng vẫn có trường hợp mắc phải ở tuổi từ 20-30.

Nguyên nhân gây bệnh chưa được làm rõ nhưng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng viêm khớp tiển triển chậm dần theo tuổi tác, nếu không điều trị sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác và có thể dẫn đễn tàn tật tử vong Triệu chứng thường thấy là sưng đau, tê mỏi, khó vận động ở khớp chân tay nhất là về đêm hay lúc vừa ngủ dậy.

Viêm khớp thiếu nhi: Nhiều trẻ em cũng phải đối mặt với căn bệnh này. Phần lớn nguyên nhân cũng chưa được biết rõ, nhưng trẻ suy dinh dưỡng bào thai mắc bệnh này khá cao. Khi bệnh tiến triển, sương sụn bị tổn thương có thể gây biến dạng khớp, cử động khó khăn và ảnh hưởng đến sự tăng trưởng xương khớp. Tuy nhiên, bệnh này có thể khỏi hẳn nếu được điều trị đúng cách.

Đối tượng dễ mắc bệnh

Đối tượng dễ mắc bệnh viêm khớp liên quan chặt chẽ đến tuổi tác. Khi về già tế bào khớp bị thoái hóa, gân và dây chằng bị phân đoạn, khô cằn khiến khớp trở nên kém linh động, kém bền bỉ, co dãn và không chịu được căng lực. Những dấu hiệu thoái hóa đó dẫn đến nguy cơ cơ mắc các bệnh về xương khớp vô cùng cao, đặc biệt là ở phụ nữ. Theo nghiên cứu cho thấy, ở tuổi 45-55, tỉ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là ngang ngang nhau nhưng sau độ tuổi đấy thì phụ nữ gấp ba lần so với nam giới. Đồng thời, khi bị viêm khớp phụ nữ thường kèm theo triệu chứng béo phì

Trẻ em dưới 16 tuổi cũng bị một số bệnh thấp khớp thường gặp như đau nhức xương, viêm khớp mạn tính và thấp tim… nhưng xác suất thấp.

Những người làm các công việc đặc biệt như vận động viên, người lao động nặng, làm việc ở công trường, diễn viên múa… phải đặc biệt chú ý. Trong quá trình là viêc xương sụn trong khớp bị thương hay bị mài mòn do chịu áp lực một thời gian dài nên dễ bị các bệnh về xương khớp nhất là khi về già. Bên cạnh đó, người hút thuốc lá, thợ sơn... do hay dùng acetonethuốc trừ sâu (hóa chất độc hại) cũng cần phải đề phòng.

Những người thừa cân béo phì có phần eo nhiều mỡ cũng dễ bị khớp đầu gối và viêm khớp hông. Nếu nhiều mỡ ở hông và đùi thì tỉ lệ mắc viêm khớp ít đi. Ngoài ra, người có dị dạng về khớp, bị các chấn thương về khớp như té ngã, đụng xe bong gân hoặc không bổ sung dinh dưỡng tốt cho xương khớp cũng dễ dẫn tới tình trạng đau khớp

Nhằm phòng ngừa và hạn chế các chứng bệnh về xương khớp tái phát trong mùa lạnh thì người bệnh cần phải chú ý giữ ấm cơ thể, lao động vừa phải, có thời gian nghỉ ngơi hợp lí và hơn hết là phải quan tâm đến chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt tập luyện thể thao phù hợp.

 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật