Dùng thuốc sai gây ra những hậu quả khôn lường, hãy thận trọng!

Nhỏ ôxy già, dùng thuốc kháng sinh, dùng corticoid... để chữa viêm tai, đau tai có chảy mủ... Đó đây người ta vẫn nhắc nhau cách thức chữa căn bệnh này, song việc sử dụng thuốc để chữa viêm tai giữa không đơn giản như vậy...

Chỉ tại tự ý dùng thuốc

BS. Nguyễn Hoài An cũng cho biết, rất nhiều trường hợp trẻ khi đến bệnh viện đều đã ở tình trạng nguy kịch, phải cấp cứu. Nguyên nhân cho trẻ đi khám muộn cũng là do các bậc cha mẹ chủ quan về bệnh của con em mình.

Có trường hợp còn ngỡ ngàng khi thấy bác sĩ chẩn đoán con bị viêm tai giữa Họ cho rằng phải có nước chảy vào tai thì mới có thể bị viêm được, hoặc nếu viêm tai giữa thì phải có chảy mủ tai nhưng họ không biết rằng viêm tai giữa là hậu quả của bệnh viêm đường hô hấp trên Bệnh thường xuất hiện sau vài ngày có viêm mũi họng, bệnh nhân có sốt ho chảy mũi, có thể bị tiêu chảy và đau tai (đây là một trong những triệu chứng quan trọng của bệnh viêm tai giữa). Nhiều trường hợp, cha mẹ tự ý mua thuốc theo lời mách bảo, theo thói quen... về tự chữa cho con. Kết cục là trẻ bị càng nặng hơn và khi đưa đi cấp cứu hầu như phải chỉ định mổ.

Khi thấy con em mình bị chảy mủ tai, nhiều cha mẹ đã dùng ôxy già nhỏ. Đây là một sai lầm nghiêm trọng trong việc điều trị tai, bởi khi nhỏ ôxy già vào tai, khả năng hút sạch nước trong tai là rất khó. Ôxy già đọng lại trong tai sẽ gây kích ứng phù nề niêm mạc, hòm nhĩ (trong trường hợp thủng màng nhĩ), da ống tai.

Với trẻ em, đặc biệt là dưới 2 tuổi, việc sử dụng thuốc nhỏ tai không đúng chỉ định sẽ để lại hậu quả nặng nề là nhiễm độc tai trong, gây điếc không hồi phục. Nhiều trường hợp, trẻ điếc ở tuổi chưa tập nói, sẽ bị câm.

Không phải cứ kháng sinh là chữa được viêm

Quan niệm của nhiều người cho rằng cứ viêm tai giữa là dùng kháng sinh toàn thân hoặc nhỏ tai. Song, thực tế thì không hẳn vậy. Vì những suy nghĩ kiểu này mà đã có nhiều trẻ bị ngộ độc tai trong do chính thuốc kháng sinh

Để điều trị viêm tai giữa cấp cần dùng kháng sinh, giảm viêm. Nếu trẻ có sốt đau tai cần dùng thêm hạ sốt giảm đau Tùy giai đoạn của viêm tai giữa người ta có thể dùng các thuốc nhỏ tai khác nhau: Ví dụ khi màng tai chưa thủng, trẻ đau tai rất nhiều, có thể xịt thuốc để giúp trẻ đỡ đau. Khi tai đã có mủ, lúc đó cần dùng thêm các dung dịch kháng sinh corticoid tại chỗ sẽ cho hiệu quả điều trị tốt. Tuy nhiên không phải kháng sinh nào cũng dùng để nhỏ tai được, có một số loại kháng sinh có thể gây ngộ độc tai trong dẫn tới điếc nặng. Bởi vậy các bậc cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về cho con dùng khi chưa hỏi ý kiến của bác sĩ.

Với bệnh nhân có chảy mủ tai, các bác sĩ thường chỉ định nhỏ dung dịch kháng sinh không có hại cho tai như: otafa, effexin, chloraphenicol... BS. An còn khẳng định: không nên dùng nhóm kháng sinh aminoglycosides (gentamycine, streptomycin neomycin kanamycin) vì nó có thể gây nhiễm độc tai trong, từ đó gây điếc... Khi tai chảy mủ, không được dùng các dạng thuốc viên nghiền ra để thổi vào trong tai, vì chúng chứa tá dược không tan trong nước, không bị hấp thu, gây bít tắc đường dẫn ra của dịch. Dịch sẽ đọng lại trong tai giữa và gây biến chứng ngược vào trong như viêm xương chũm viêm màng não viêm mê nhĩ.

Điều quan trọng nhất, chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định và dưới sự theo dõi chặt chẽ của thầy thuốc tai mũi họng”, BS. An cảnh báo.

Cách phòng bệnh viêm tai giữa

Để tránh mắc viêm tai giữa nhất là với trẻ em BS. Nguyễn Hoài An cho rằng, tốt nhất là phòng chống nhiễm khuẩn đường hô hấp trên bằng cách nâng cao thể trạng chung cho trẻ với chế độ ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, nhờ đó làm tăng sức đề kháng chung của trẻ. Mùa lạnh ẩm là thời gian gia tăng những bệnh đường hô hấp vì thế cần giữ ấm cho trẻ, tránh gió lùa, bảo vệ đường mũi họng cho trẻ. Hằng ngày, nên vệ sinh cho trẻ bằng cách nhỏ dung dịch muối biển hoặc nước muối sinh lý nhằm làm sạch những bụi bẩn trên đường hô hấp đặc biệt trong những đợt có dịch đường hô hấp trên. Việc này sẽ giúp tăng khả năng bảo vệ niêm mạc đường hô hấp trên.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật