Giúp giảm di chứng do tổn thương não, bạn chớ nên bỏ qua

Ngày nay, kỹ thuật đo áp lực nội sọ xâm nhập đã trở nên quen thuộc và cần thiết cho các bác sĩ chuyên ngành hồi sức cấp cứu, đặc biệt là hồi sức thần kinh. Đo áp lực nội sọ xâm nhập theo dõi được áp lực nội sọ (ICP – intracranial pressure) liên tục trong 24 giờ, giúp các bác sĩ theo dõi và xử trí kịp thời các mức độ của tăng ICP, từ đó đưa ra những chỉ định can thiệp cần thiết, làm giảm tỷ lệ tử vong và di chứng do tổn thương não gây ra cho bệnh nhân (BN).

trong hồi sức cấp cứu

Trường hợp của bà H. và anh C. chỉ là 2 trong số hơn 50 trường hợp được cứu sống nhờ theo dõi ICP bằng kỹ thuật đo áp lực nội sọ xâm nhập đã được thực hiện tại BV E Trung ương từ 4 năm nay.

TS.BS. Vũ Đức Định - Trưởng khoa Hồi sức tích cực BV E Trung ương cho biết: Áp lực nội sọ tăng do rất nhiều nguyên nhân: chấn thương sọ não tai biến mạch máu não viêm não viêm màng não viêm não - màng não u não hay bệnh do ký sinh trùng toxoplasma gonddi. Hình dung hộp sọ là một hộp kín chứa tổ chức não dịch não tủy dịch ngoài tế bào và máu. Hộp sọ không có khả năng co giãn. Sau chấn thương, thể tích trong khoang hộp sọ tăng lên do xuất huyết tụ máu và phù tổ chức.   Thoạt đầu, thể tích nội sọ tăng lên có thể được điều tiết bằng tình trạng di chuyển của máu và dịch não tủy ra khỏi hộp sọ. Tuy nhiên về sau, khi khối tụ máu tăng lên khiến ICP tăng nhanh. Tăng ICP sẽ gây hại khi nó tăng tới điểm mà áp lực tưới máu não giảm xuống dưới một giá trị tới hạn. Hậu quả là thiếu máu cục bộ não dẫn tới tổn thương nơ-ron thần kinh và phù não tình trạng này làm tăng thêm ICP. ICP tăng cao sẽ chèn ép vào trung tâm hô hấp tuần hoàn, hệ thống dẫn truyền trong não làm rối loạn hô hấp tuần hoàn, rối loạn thân nhiệt tổn thương thần kinh không hồi phục. Nếu không được cấp cứu kịp thời (dùng thuốc cho thở máy hoặc phẫu thuật mở hộp sọ), BN sẽ khó tránh khỏi những di chứng do tổn thương não gây ra như: liệt, động kinh co giật bán thân bất toại, nặng hơn là sống thực vật hoặc tử vong

Để đo ICP, các bác sĩ khoan 1 lỗ (nhỏ bằng đầu bút chì) vào xương sọ, đưa 1 đầu dò qua đó và đo trực tiếp. Máy có thể đo ICP tại các vị trí trong hộp sọ như: ngoài và dưới màng cứng, trong nhu mô não và trong não thất. Theo TS.BS. Vũ Đức Định, việc đặt máy theo dõi ICP được chỉ định cho những BN có nguy cơ tăng áp lực nội sọ như: BN chấn thương sọ não có những dấu hiệu bất thường trên cắt lớp vi tính. Các BN có chấn thương sọ não nhưng chụp cắt lớp vi tính bình thường thì tỷ lệ tăng ICP thấp hơn. Các chỉ định khác của đặt ICP xâm nhập bao gồm các viêm nhiễm trong hộp sọ (như viêm não, viêm màng não…), hội chứng não gan xuất huyết não do tăng huyết áp nhũn não xuất huyết dưới nhện…

Đo áp lực nội sọ xâm nhập theo dõi được ICP liên tục trong 24h để có chỉ định can thiệp cần thiết (não chỉ cần thiếu máu trên 5 phút đã tổn thương không hồi phục). Có thể nói đó là phương tiện theo dõi đầu giường vô cùng hữu ích, không thể thiếu được trong hồi sức thần kinh. Nếu như việc theo dõi ICP trên lâm sàng thường rất khó khăn do BN có tăng ICP nhiều khi đã được cho an thần để thở theo máy nên không thể đánh giá đúng mức độ hôn mê của BN.

Chụp cắt lớp sọ não cũng không thể làm thường xuyên tại giường. Đánh giá mức độ tưới máu não bằng siêu âm doppler xuyên sọ cũng không thể làm liên tục và kết quả của tất cả các biện pháp trên cũng không chính xác và không định lượng được cụ thể mức độ tăng ICP. Đo ICP xâm nhập khắc phục được tất cả những nhược điểm trên. Vấn đề còn lại là đo ICP xâm nhập có thể bị nhiễm khuẩn tổn thương não, màng não. Tuy nhiên, điều này có thể khắc phục được nếu như thủ thuật này được tiến hành trong môi trường vô khuẩn tốt, do những người có kinh nghiệm tiến hành. Một nhược điểm nữa là giá thành một bộ đo ICP xâm nhập khá cao (khoảng 10 triệu đồng), đây là một khó khăn cho những BN nghèo có thể tiếp cận kỹ thuật này. 

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật