Nguy cơ bị xuất huyết giảm tiểu cầu nếu tự ý truyền dịch
Thấy người mệt mỏi kém ăn hay ốm nhẹ, nhiều người nghĩ ngay đến truyền dịch mà không biết rằng đây là một việc làm nguy hiểm có thể mang đến cái chết bất cứ lúc nào.
Cứ mệt là... truyền dịch
Gần đây, một nữ sinh đã tử vong khi đi truyền dịch ở một phòng khám tại TP.HCM. Trường hợp của T.U 20 tuổi này thêm tiếng chuông cảnh bảo về việc tự ý truyền dịch.
Có rất nhiều người suy nghĩ rằng truyền dịch là tốt, có thể nâng cao sức khoẻ nhưng họ không biết rằng đây là hành vi tự giết mình.
Anh Trần Văn Tài trú tại Thái Bình vẫn chưa hết run khi kể lại tai nạn năm ngoái của mình. Mùa nắng năm ngoái, thấy người mệt mệt, ăn kém và ngây ngấy sốt nên anh Tài đến một phòng khám tư để truyền dịch. Sau khi truyền được 15 phút, anh Tài thấy người lạnh toát lên và khó thở Ngay lập tức anh báo với dược sĩ truyền dịch cho mình.
Anh Tài được đưa vào bệnh viện gần đó cấp cứu vì sốc phản vệ do truyền nước biển. May mắn là anh thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng phải nằm viện và ảnh hưởng tới sức khoẻ đến năm nay vẫn còn. Chi phí cho 5 ngày nằm việc cũng tốn hơn chục triệu đồng.
Anh Tài kể không chỉ riêng anh mà người thân của anh cứ ốm là nghĩ đến việc truyền dịch vì nghĩ nó tốt, cơ thể mệt mỏi truyền ít đạm và nước hoa quảm cảm giác khoẻ hơn. Nhưng khi đến viện nghe bác sĩ giải thích về thói quen nguy hiểm này, anh Tài cũng 'nổi gai ốc'.
Không chỉ riêng anh Tài, nhiều bác sĩ lên tiếng cảnh báo về hiện tượng một bộ phận không nhỏ người dân nghiện truyền dịch. Cứ thấy người mệt là đi truyền dịch bất biết nó nguy hại như thế nào. Khi truyền dịch họ thường chọn nhà thuốc các phòng khám tư nhân cơ sở vật chất kém, không có thiết bị cấp cứu khi có hiện tượng sốc phản vệ gây ra. Điều này dẫn đến nhiều ca sốc phản vệ mà không cấp cứu kịp thời gây ra cái chết cho bệnh nhân.
Biến chứng kinh khủng của tự truyền dịch
ThS BS Âu Thanh Tùng - Trưởng khoa Khám bệnh bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết: Một thực tế, khi người bệnh bị bệnh hoặc cảm giác mệt mỏi đến khám bệnh tại cơ sở y tế thì mong muốn của người bệnh là được truyền dịch. Tuy nhiên quan điểm này không đúng hoàn toàn.
Truyền dịch là truyền dung dịch có chất hòa tan như đường chất đạm chất béo, một số dung dịch chứa chất điện giải như Natri Clorua kali clorua, Bicabonat. Ngoài ra có những chế phẩm đặc biệt như dịch truyền Abumin, dịch truyền có yếu tố đông máu tiểu cầu …Tuy nhiên, truyền dịch phải đúng chỉ định của bác sĩ.
Trong thực hành hằng ngày, những chỉ định truyền dịch bao gồm: truyền dịch dinh dưỡng hoặc bù điện giải cho người bệnh trước hoặc sau mổ, đặc biệt mổ các bệnh lý của ống tiêu hóa người bệnh bị hôn mê rối loạn nuốt hoặc các bệnh lý thực quản dạ dày mà người bệnh không ăn uống được.
Truyền dịch bù điện giải ở người bệnh bị rối loạn điện giải truyền dịch bù nước và điện giải ở người bệnh bị phỏng, nôn ói hoặc tiêu chảy truyền dịch ở người bệnh bị sốt xuất huyết nặng... Những trường hợp đặc biệt như truyền Albumine ở người bệnh xơ gan truyền yếu tố đông máu cho người bệnh bị rối loạn đông máu truyền tiểu cầu cho người bệnh bị xuất huyết giảm tiểu cầu
Bác sĩ Tùng nhấn mạnh bất cứ người bệnh nào khi truyền dịch đều có thể bị tai biến và biến chứng. Những tai biến, biến chứng như: khi truyền dịch mà dịch thoát ra ngoài sẽ gây phù tại chỗ, gây viêm tĩnh mạch không tuân thủ vô trùng thì sẽ gây nhiễm trùng
Đặc biệt khi truyền dịch nhanh, đối với người bệnh bị tăng huyết áp suy tim và người lớn tuổi thì có thể bị phù phổi cấp, nghĩa là một lượng dịch lớn vào cơ thể sẽ ứ lại tại phổi làm cho người bệnh ngộp thở có thể gây tử vong. Biến chứng nguy hiểm nhất là người bệnh bị sốc, tụt huyết áp và có thể tử vong khi truyền dịch.
Điểm lưu ý là bất cứ người bệnh nào cũng đều có thể bị sốc và với bất kỳ loại dịch truyền gì.
Để hạn chế những cái chết do tự ý truyền dịch gây ra, thạc sĩ Tùng cho biết người dân phải thay đổi quan điểm: Truyền dịch phải đúng chỉ định và có chỉ định của bác sĩ.
Thông thường nếu người bệnh uống được thì tốt nhất là nên chọn cách uống. Đối với cơ sở y tế thực hiện truyền dịch phải có đầy đủ dụng cụ, trang thiết bị để xử trí khi có biến chứng. Đối với nhân viên y tế phải biết nhận biết khi người bệnh bị sốc và biết cách xử trí đúng theo phác đồ.
Một điểm lưu ý là khi người bệnh bị sốc do truyền dịch thì nhân viên y tế phải đánh giá đúng tình trạng người bệnh, bước đầu tiên là phải xử trí tại chỗ và khi quyết định chuyển đến cơ sở y tế khác thì phải đảm bảo an toàn trong thời gian di chuyển người bệnh.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:04 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:00 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:02 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:06 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:02 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:05 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:02 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:04 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:02 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:01 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:03 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:06 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:01 12/02/2023