Những biến chứng có thể xảy ra khi gây mê, có thể bạn chưa biết

Quy trình gây mê được thực hiện ra sao?

Một kíp gây mê gồm một bác sĩ gây mê và một điều dưỡng phụ mê. Điều dưỡng phụ mê là người chịu trách nhiệm toàn bộ về phương tiện, dụng cụ, thuốc men và đường truyền, máy theo dõi để phụ giúp cho bác sĩ gây mê.

Còn bác sĩ gây mê là người chịu trách nhiệm về chuyên môn của mình, tức các quyết định về kỹ thuật gây mê, các thủ thuật trên người bệnh.

Trước khi bước vào phòng phẫu thuật để tiến hành gây mê cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ thăm khám bệnh nhân trước mê, chuẩn bị bệnh nhân trước mổ. Các thăm khám lâm sàng và tiến hành các xét nghiệm là bắt buộc.

Thời gian tiến hành các thăm khám và xét nghiệm trên tùy thuộc vào từng cơ sở y tế. Tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, các bác sĩ thường duyệt mổ trong một tuần, bác sĩ có thể thăm khám cho bệnh nhân trước ngày gây mê hoặc tham gia cùng các khoa lâm sàng.

Trong trường hợp cấp cứu, bác sĩ gây mê sẽ khám ngay trước khi tiến hành thủ thuật trước khi phẫu thuật.

'Mọi thông tin liên quan đến chức năng sống của bệnh nhân đều phải được thăm khám, thăm dò và tìm hiểu kỹ. Ngay cả những điều không thể nhìn bằng mắt thường, bác sĩ gây mê cũng buộc phải nhìn thấy', PGS Thắng cho biết.

Sốc phản vệ: Biến chứng nguy hiểm khi gây mê

Theo Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, tai biến sốc phản vệ có thể xảy ra với mọi thủ thuật có thể can thiệp vào người bệnh cũng như tất cả vật thể lạ đưa vào cơ thể người bệnh, bao gồm thuốc vắc xin

'Trong nghề của chúng tôi, bác sĩ luôn phải sẵn sàng để đối phó với trường hợp bệnh nhân bị sốc phản vệ. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào', PGS Thắng cho hay.

Theo ông, khi gặp sốc phản vệ, nguyên nhân cần được tìm hiểu rõ ràng. Với cương vị Chủ tịch Hội Gây mê Hồi sức Việt Nam, PGS Thắng đang tìm hiểu về vụ việc xảy ra tại Bệnh viện Trí Đức.

Tỷ lệ sốc phản vệ tùy vào từng loại thuốc bởi mỗi loại thuốc có tỷ lệ gây tai biến khác nhau, cơ thể khác nhau cũng cho tỷ lệ khác nhau. Nó có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào đối với người bệnh.

PGS.TS Hoàng Công Đắc - nguyên Phó giám đốc Bệnh viện E trung ương (Hà Nội) - cũng cho biết sốc phản vệ là hiện tượng xảy ra khi hệ miễn dịch của người bệnh nhạy cảm quá mức với một chất gây dị ứng mà họ được tiếp xúc. Khi đó, cơ thể sẽ kích thích sản xuất một chất có tên là histamine, sau vài phút, người bệnh sẽ có biểu hiện sốc.

Đây là tai biến nghiêm trọng nhất, dễ gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Bệnh xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc thử test, bị ong đốt hoặc ăn thực phẩm lạ.

Biểu hiện sốc phản vệ gồm tụt huyết áp hạ thân nhiệt truỵ tim mạch, tăng tính thấm thành mạch và co thắt cơ trơn Một số trường hợp xảy ra rất nhanh ngay sau khi mới rút kim tiêm, chỉ trong vài phút thậm chỉ vài giây là tử vong ngay. Triệu chứng bệnh xuất hiện càng sớm thì bệnh càng nặng, tỷ lệ tử vong càng cao.

Theo chuyên gia này, trong nhiều trường hợp, sốc phản vệ xảy ra do cơ địa của bệnh nhân. Nhưng trường hợp hai người cùng tử vong cùng ngày, do cùng một loại thuốc tại Bệnh viện Trí Đức, PGS Đắc nghi vấn có thể do thuốc sử dụng cho bệnh nhân. Đây là vấn đề cần làm rõ vì rất hy hữu.

Ai cần lưu ý khi được gây mê?

Theo PGS Đắc, một trong những nguyên nhân gây tử vong là tác dụng phụ của thuốc gây mê. Tác dụng phụ này thường xảy ra ở trẻ sơ sinh nhũ nhi, người lớn tuổi do hệ miễn dịch suy yếu.

Đặc biệt lưu ý, những người mắc bệnh nặng, có nguy cơ cao như bệnh tim (van tim mạch vành) tiểu đường bệnh về máu hen suyễn bệnh phổi viêm phổi tắc nghẽn mạn tính cũng cần lưu ý khi dùng thuốc gây mê Thực tế, sự lựa chọn thuốc gây mê trên những bệnh nhân này cũng bị giới hạn.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật