Những cách phân biệt dấu hiệu bệnh do virus Zika và do sốt xuất huyết

Tác nhân truyền sốt xuất huyết và bệnh virus Zika đều là loài muỗi Aedes. Biểu hiện lâm sàng của hai bệnh gần giống nhau: sốt, phát ban, viêm kết mạc, đau cơ…

Theo TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội), Zika là chủng virus lưu hành ở nhiều nước khu vực châu Phi, tuy nhiên gần đây bùng phát thành dịch và lây lan các châu lục khác. Trong khi đó, bệnh sốt xuất huyết có từ lâu và phổ biến ở nước ta. Biểu hiện của 2 bệnh gần giống nhau: sốt phát ban trên da viêm kết mạc đau khớp đau cơ mệt mỏiđau đầu…

 

Ông Kinh cho hay: So với sốt xuất huyết thì bệnh do virus Zika nhẹ hơn, 80% không có biểu hiện bệnh. Biểu hiện lâm sàng của sốt xuất huyết thường nặng hơn, từ ngày thứ 2 có thể chảy máu chân răng chảy máu cam; nặng hơn có thể chảy máu nội tạng trụy mạch, sốc, nguy cở tử vong rất cao.

Tuy nhiên, bệnh do virus Zika nguy hiểm ở biến chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh nhất là ở phụ nữ mang thai 3 đầu bị nhiễm virus Zika  và hội chứng Guillain-Barré- viêm đa rễ thần kinh.

Về khả năng tử vong, theo ông Kính không đáng lo ngại vì trên thế giới hầu như chưa ghi nhận trường hợp chết nào do virus này tuy nhiên sốt xuất huyết thì có. Tại Việt Nam năm 2015, ghi nhận hơn 88.000 ca mắc sốt xuất huyết, 57 người tử vong.

Cũng theo ông Kính, hiện năng lực các phòng xét nghiệm của Việt Nam hoàn toàn có thể chẩn đoán được bệnh do virus Zika. Tuy nhiên, đa phần người bệnh không có biểu hiện triệu chứng, vì thế sẽ rất khó để có thể phát hiện sớm ca bệnh đầu tiên.

Vì thế, ngoài việc theo dõi thật chặt người nhập cảnh từ các vùng dịch, có thể hồi cứu từ những trường hợp thai phụ siêu âm thấy có trẻ có bất thường đầu nhỏ thì có thể lấy máu làm xét nghiệm xác định.

Liên quan đến bệnh do virus Zika, ngày 11/2, Cục Y tế dự phòng- Bộ Y tế cho biết, ngày 10/02/2016, Ủy ban Y tế và Kế hoạch hóa gia đình Trung Quốc thông báo đã ghi nhận trường hợp đầu tiên nhiễm vi rút Zika xâm nhập về từ vùng dịch. Đây là người đàn ông 34 tuổi, người Giang Tây, đến Venezuela du lịch và có biểu hiện triệu chứng sốt, nhức đầu và hoa mắt vào ngày 28/01/2016, sau đó về nước vào ngày 05/02/2016, quá cảnh qua Hồng Kông (Trung Quốc). Bệnh nhân được phát hiện và xét nghiệm khẳng định nhiễm vi rút Zika vào ngày 06/02/2016. Hiện nay, bệnh nhân đang được điều trị và cách ly tại bệnh viện

Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh do vi rút Zika thường có biểu hiện sốt, nổi mẩn và một số triệu chứng khác như đaunhức đầu đau mắt Các điều tra dịch tễ cho thấy có thể có mối liên hệ giữa chứng đầu nhỏ với các trẻ được sinh từ những bà mẹ bị nhiễm vi rút Zika trong thời kỳ mang thai Phương thức lây truyền chủ yếu của vi rút Zika là qua muỗi Aedes (loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết), có một số bằng chứng có thể gợi ý vi rút có thể lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con khi sinh và qua đường tình dục; tuy nhiên sự ghi nhận là rất hiếm. Thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày.

Trong thời gian đầu năm 2016 dịch bệnh do vi rút Zika liên tục được ghi nhận tại nhiều nước trên thế giới. Theo thông báo của Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật châu Âu, đến ngày 09/02/2016 đã có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới ghi nhận trường hợp nhiễm vi rút Zika trong vòng 9 tháng qua, trong đó có 31 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp nhiễm vi rút Zika trong vòng 2 tháng qua, nhiều quốc gia đang có xu hướng gia tăng sự lan truyền vi rút Zika . Thêm vào đó, một số quốc gia khác cũng đã ghi nhận những trường hợp xâm nhập là hành khách nhập cảnh sau khi đi/đến/về từ vùng đang lưu hành dịch từ các quốc gia khác.

Tại Việt Nam hiện nay chưa phát hiện trường hợp nào nhiễm vi rút Zika ; tuy nhiên nước ta lưu hành bệnh sốt xuất huyết cùng với sự lưu hành của loại muỗi Aedes, đây là muỗi truyền vi rút Zika , đồng thời hiện nay sự giao lưu du lịch, thương mại, lao động rất lớn đến các quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch bệnh do vi rút Zika nên nguy cơ vi rút Zika có thể xâm nhập và lan truyền tại nước ta.

Để chủ động phòng chống bệnh do vi rút Zika xâm nhập và lây lan tại nước ta, Bộ Y tế khuyến cáo mạnh mẽ người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

 

- phụ nữ có thai hoặc dự định có thai trong vòng 6 tháng tới không nên đến các quốc gia đang có dịch bệnh do vi rút Zika khi không cần thiết.

- Người đi/đến/về từ quốc gia đang có dịch bệnh do vi rút Zika chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 12 ngày, nếu có dấu hiệu bất thường về sức khỏe hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị. 

- Để phòng chống bệnh do vi rút Zika, người dân hãy áp dụng các biện pháp chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng).

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật