Sốt cao thường gây ra các nguy hiểm như: Nhiễm khuẩn nặng, giãn đồng tử
Sốt và sự thích ứng của cơ thể
Sốt là sự tăng thân nhiệt cao hơn biến thiên nhiệt độ bình thường, cùng với gia tăng nhiệt độ chuẩn của vùng dưới đồi. Khi nhiệt độ chuẩn vùng dưới đồi tăng lên, kích hoạt tế bào thần kinh ở trung khu vận mạch gây co mạch.
Máu chuyển hướng từ ngoại vi vào các cơ quan bên trong, làm giảm sự mất nhiệt do da và ta cảm thấy lạnh. Với phản xạ rét run làm cho cơ tăng tạo nhiệt; nhưng cũng có khi cơ thể không cần run nếu các cơ chế bảo tồn nhiệt làm tăng nhiệt độ máu đầy đủ. Khi mặc quần áo nhiều hay đắp chăn làm giảm bề mặt tiếp xúc, do đó làm tăng thân nhiệt.
Các phản xạ của cơ thể bảo tồn nhiệt như co mạch; sinh nhiệt như run hoặc tăng cường chuyển hóa sẽ tiếp tục cho đến khi nhiệt độ máu chảy đến tế bào thần kinh vùng dưới đồi ngang bằng với nhiệt độ mới chỉnh lại. Khi đó vùng dưới đồi duy trì nhiệt độ ở mức sốt cũng bằng các cơ chế cân bằng nhiệt vẫn vận hành trong trạng thái không sốt.
Ngược lại khi nhiệt độ chuẩn vùng dưới đồi được chỉnh lại thấp hơn do giảm tác nhân gây sốt hay do dùng thuốc hạ sốt thì các quá trình thoát nhiệt nhờ giãn mạch và bài tiết mồ hôi bắt đầu. Lúc này người bệnh sẽ cởi bớt quần áo hay bớt chăn mền. Sự thoát nhiệt nhờ đổ mồ hôi và giãn mạch sẽ tiếp tục cho đến khi nhiệt độ máu ở vùng dưới đồi ngang bằng với nhiệt độ mới chỉnh lại.
Một số bệnh sốt có cách biểu hiện đặc biệt
Đa số bệnh nhân sốt là do nhiễm khuẩn và thường gặp nhất là do virut, các trường hợp này rất dễ xác định nguyên nhân gây sốt. Tuy nhiên nếu dùng thuốc hạ sốt sẽ che giấu không những bệnh sốt mà còn che giấu những chỉ dẫn lâm sàng quan trọng của bệnh. Thời điểm thân nhiệt cao hay thấp có thể đảo ngược trong sốt thương hàn và lao lan tỏa.
Sự phân ly nhiệt - mạch (nhịp tim chậm tương đối so với nhiệt độ cơ thể tăng) xảy ra trong sốt thương hàn bệnh Brucella, nhiễm Leptospira, sốt do thuốc Ở một số đối tượng như trẻ sơ sinh người cao tuổi, bệnh nhân suy thận mạn tính bệnh nhân dùng thuốc glucocorticoid có thể không bị sốt mặc dù có nhiễm khuẩn.
Bệnh nhân bị sốc nhiễm khuẩn cũng bị hạ nhiệt. Sốt tái phát, các cơn sốt xen kẽ những khoảng thời gian thân nhiệt bình thường; sốt cách nhật: cách một ngày lại có cơn sốt như trong bệnh sốt rét do Plasmodium vivax. Sốt cách ba ngày một cơn do ký sinh trùng P.malariae. Nhiễm khuẩn Borrelia và bệnh chuột cắn, có đặc trưng là sốt trong nhiều ngày, tiếp sau là nhiều ngày không sốt, rồi sốt lại tái phát nhiều ngày. Sốt từ 3 - 10 ngày là đặc trưng của bệnh Hodgkin và các loại u lympho khác. Sốt giảm bạch cầu trung tính chu kỳ, sốt xảy ra mỗi chu kỳ 21 ngày và có kèm theo giảm bạch cầu trung tính.
Thế nào là sốt cao?
Sốt cao là sốt trên 39,5oC, thường gặp ở các trường hợp: nhiễm khuẩn nặng xuất huyết hệ thần kinh trung ương, hiếm thấy hơn là chấn thương cục bộ, xuất huyết khối u suy chức năng vùng dưới đồi... Các triệu chứng sốt cao thường gặp là: da khô ảo giác mê sảng giãn đồng tử cứng cơ, tăng creatin phosphokinase.
Sốt cao là do một mức độ hiệu chỉnh không đổi của trung khu điều nhiệt đi kèm với sự tăng thân nhiệt vượt quá khả năng thoát nhiệt của cơ thể. Khi cơ thể tiếp xúc với nhiệt độ cao và tạo nhiệt nội sinh là hai cơ chế gây sốt cao nguy hiểm. Làm việc trong môi trường nóng thân nhiệt tăng nhanh hơn tốc độ thoát nhiệt; cơ thể tạo nhiệt quá mức có thể gây ra sốt cao dù vẫn có cơ chế kiểm soát thân nhiệt. Người ta bị cảm nhiệt là do phải sống trong môi trường nóng, có thể vì gắng sức hoặc không gắng sức.
Cảm nhiệt vì gắng sức thường xảy ra ở người trẻ tuổi, hoạt động trong môi trường nóng, độ ẩm cao cảm nhiệt không vì gắng sức thường xảy ra ở người cao tuổi, nhất là trong những đợt nắng nóng. Bệnh cũng hay gặp ở bệnh nhân nằm liệt giường, người dùng thuốc chống tiết cholin thuốc chữa Parkinson thuốc lợi tiểu người ở lâu ngày trong môi trường thông khí kém...
Việc phân biệt sốt và sốt cao có ý nghĩa rất quan trọng, vì sốt cao có thể gây tử vong nhanh, trong khi dùng thuốc hạ nhiệt lại không có tác dụng. Nhưng hiện tại không có phương pháp nào phân biệt được nhanh chóng giữa sốt và sốt cao. Tuy nhiên có thể dựa vào một số dấu hiệu để phân biệt: tiền sử bệnh nhân tiếp xúc với nhiệt, bệnh nhân có hội chứng cảm nhiệt, bệnh nhân dùng thuốc ức chế đổ mồ hôi, da nóng nhưng khô. Điều trị thử bằng thuốc hạ nhiệt: nếu sốt cao vẫn không hạ sốt, còn sốt thường thì hạ sốt nhanh.
Điều trị
Điều trị sốt có thể dùng một trong các thuốc hạ sốt: aspirin acetaminophen và các thuốc không steroid khác. Thuốc hạ sốt còn có tác dụng làm giảm các triệu chứng đau đầu đau cơ và đau khớp Dùng kháng sinh phối hợp trong các trường hợp sốt do nhiễm khuẩn.
Điều trị sốt cao nên bắt đầu ngay các biện pháp làm mát cơ thể bằng khăn, quạt, chăn làm mát cùng với việc sử dụng dịch truyền và các loại thuốc thích hợp. Trong trường hợp rất nặng, có thể tiến hành lọc máu
Sốt cao ác tính điều trị thuốc dantrolen natri và nên dùng procainamid cho bệnh nhân sốt ác tính để phòng rung tâm thất.
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:02 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:00 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:08 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:07 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:00 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:03 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:01 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:05 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:01 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:02 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:05 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:08 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:02 12/02/2023