Stress có thể dẫn tới nhiều nguy cơ mắc bệnh đau tim, rối loạn tiêu hóa

Mỗi khi “có chuyện” là tôi lại thấy mình rất căng thẳng, căng thẳng này thường kéo dài làm tôi vô cùng mệt mỏi và chán nản... Tôi cũng biết trong cuộc sống những stress là không thể tránh khỏi. Vậy có thuốc nào để phòng, chống stress không?

Trong cuộc sống có rất nhiều nguyên nhân gây nên stress (tình trạng căng thẳng của tinh thần) ở các mức độ khác nhau và sự đáp ứng với stress lại tùy thuộc ở từng người.

Về mặt tích cực, stress có thể thúc đẩy chúng ta thay đổi, có những hành động, cảnh giác, sáng kiến... để tạo ra cơ hội mới, công việc mới và một trạng thái hoàn hảo hơn cho cuộc sống của mình.

Nhưng mặt tiêu cực thì rất đa dạng, gây bi quan bực tức chán nản trầm cảm stress có thể gây nhức đầu rối loạn tiêu hóa (đau bụng) mất ngủ gây tăng huyết áp và nặng hơn có thể là cơn đau tim tai biến mạch máu não nhất là ở người có bệnh sử về tim mạch; làm giảm sức đề kháng dễ mắc các bệnh như cảm cúmnhiễm khuẩn

Do nguồn gốc của stress bắt nguồn từ những đổ vỡ, thất bại trong công việc, cuộc sống tình cảm Vì vậy, về cơ bản thuốc không nên sử dụng để phòng và chống stress Tuy nhiên, trong một số trường hợp các triệu chứng của stress như bồn chồn lo âu mất ngủ có nguyên nhân từ bệnh lý thần kinh có thể sử dụng các thuốc an thần để điều trị. Các thuốc chống lo âu, hồi hộp căng thẳng như nhóm bensodiazepines (seduxen) chỉ nên dùng một thời gian ngắn cho những người bị stress nặng, nhưng cần lưu ý, các thuốc này đều gây nghiện và có thể gây tác dụng phụ như nôn nao mệt mỏi buồn ngủ rối loạn về ý thức...

Cần lưu ý rượu bia thuốc lá và các chất gây nghiện như ma tuý, cocaine không hề có tác dụng chống stress Những chất này chỉ có tác dụng che đậy triệu chứng tạm thời, nhưng về lâu dài sẽ làm cơ thể suy yếu và tăng tác hại của stress với sức khoẻ của chúng ta.

   
Làm Mới
Bài viết cùng chuyên mục
Video nổi bật