Sứa: Sự nguy hiểm chết người, có thể bạn sẽ phải bất ngờ
Đau đầu sau khi tập thể dục nếu kèm theo 5 triệu chứng này, cẩn thận xuất huyết não
Hay bị tụt huyết áp và tay chân hay mỏi, nguyên nhân vì sao?
1. Những tai nạn đáng tiếc vì sứa cắn
Mỗi năm có khoảng 150 triệu người trên toàn thế giới là nạn nhân bị sứa tấn công. Đáng chú ý, ở quanh vịnh Chesapeake có tới 500.000 người hay 200.000 ở Florida đã không may gặp tai nạn vì các loài sứa độc.
Mới đây, trường hợp của nữ du khách Khun Chayanan đến từ Bangkok, 31 tuổi tử vong trên hòn đảo du lịch nổi tiếng Koh Phangan, vịnh Thái Lan. Cô đã bị cắn bởi sứa hộp, một loài sứa cực độc và nguy hiểm. Năm ngoái, một cậu bé 5 tuổi người Pháp cũng chết vì bị loài sứa này cắn tại hòn đảo Koh Phangan.
2. Các loài sứa nguy hiểm chết người
Hiện khoa học đã ghi nhận có 2.000 loài sứa khác nhau, trong đó có 70 loài có thể gây tổn thương đến con người và sứa hộp là loài nguy hiểm nhất.
Sứa hộp (Chironex fleckeri)- một loài động vật không xương sống, đứng đầu trong danh sách những loài sinh vật biển có nọc độc nguy hiểm nhất thế giới. Chúng có thể khiến tim của nạn nhân ngừng đập chỉ bởi một chút nọc độc của mình. Sứa hộp có nguồn gốc ở bờ biển phía bắc Úc và các nước Đông Nam Á, sống chủ yếu ở những vùng nước ấm trên khắp thế giới. Theo ước tính của các chuyên gia, hơn 100 người tử vong mỗi năm trên toàn cầu do bị một số loài sứa biển này chích.
Một ứng cử viên khác với danh hiệu loài sứa nhỏ nhất thế giới là một loài sứa rất độc có tên Australian Irukandji. Kích thước của nó chỉ bằng cái móng tay tuy nhiên nọc độc từ loài sứa này mạnh gấp 100 lần nọc độc của rắn hổ mang và gấp 1.000 lần nọc độc của nhện đen lớn tarantula.Ở Việt Nam, hầu hết các tháng trong năm đều xuất hiện sứa gây ngứa nhưng với mật độ khác nhau. Tuy nhiên với các số liệu ban đầu có được khi tìm hiểu tại các khu du lịch, bãi tắm thuộc các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Nha Trang, Vũng Tàu,… Bạn cần lưu ý khi tắm biển vì rất dễ gặp sứa ngứa (Chrysaora). Một số loài của giống Chrysaora xuất hiện phổ biến từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm đúng vào mùa du lịch biển ở miền Bắc.
3. Những dấu hiệu bị sứa cắn
Với những trường hợp nặng, nạn nhân có thể bị đau đầu tức ngực, tím tái, vã mồ hôi khó thở buồn nôn nôn khan đau bụng và tiêu lỏng nhiều lần, mạch nhanh, nhỏ huyết áp tụt... Đây là những dấu hiệu nguy kịch cần đưa ngay vào bệnh viện để chống sốc phản vệ
Ở thể cấp hay bán cấp, sau chừng 15 phút chạm phải sứa, nạn nhân ngứa ở bàn tay bàn chân, trên da nổi ban đỏ từng vùng nổi mày đay toàn thân tim đập nhanh đều huyết áp hạ thấp ho khan khó thở khò khè thanh quản phù gây khó thở Nạn nhân buồn nôn đau bụng tiêu chảy chảy nước mắt chảy nước mũi vã mồ hôi thì phải đến viện ngay để được hồi sức và chống sốc.
4. Cách xử lí khi bị sứa cắn
Nếu phát hiện nạn nhân có dấu hiệu bị sứa cắn, cần làm ngay những việc sau:
1. Tiến hành rửa vết thương bằng cách dội ngay nước biển hoặc nước muối đậm đặc vào chỗ bị sứa cắn, như vậy có thể làm sạch các tế bào phóng độc. Tuyệt đối không dùng nước ngọt vì nước ngọt sẽ kích thích những tế bào chứa gai nhọn tiếp tục phóng độc.
2. Khi cứu giúp nạn nhân bị sứa cắn, tay chúng ta cần được bảo vệ bởi găng, khăn hoặc túi nilon để tránh bị thương nếu chạm vào ngòi đốt của sứa. Lấy các xúc tu của sứa ra khỏi nạn nhân. Sau đó chà xát để lấy hết gai sứa ra. Có thể dùng vật có cạnh như thìa, vỏ sò, dao, thẻ tín dụng,... cạo hay chà xát nhẹ nên vết đốt để lấy tế bào phóng độc còn lại ra khỏi vết thương.
3. Dùng giấm loãng (nồng độ axít acetic 3 - 10%) dội lên vùng bị thương để trung hòa các độc tố trong tế bào chứa gai nhọn với mục đích làm giảm đau Ngoài ra có thể dùng chanh chà vào vết thương hoặc dùng nước sô đa, nước mì chính bôi vào vết thương.
4. Chườm đá lên vùng bị thương nhằm giảm đau bớt sưng tấy và ngăn không cho nọc độc sứa lan rộng. Tại chỗ da nạn nhân bị sứa đốt có thể dùng một loại histamin hoặc kem hydrocortison bôi lên nhằm làm giảm sưng ngứa.
Trong trường hợp người bị sứa đốt vẫn còn đau nhức, có thể uống aspirin nếu có biểu hiện trầm trọng hơn như khó thở,tím tái, vã mồ hôi… phải nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại bệnh viện
- Cảnh báo: Sức khỏe nguy hại vì dị vật "ở lại" trong... (Chủ nhật, 15:00:03 02/08/2020)
- Cảnh báo: Hãy bảo vệ thận của bạn khi còn có thể! (Thứ bảy, 17:00:03 01/08/2020)
- Hết đau lưng trong 7 phút với 8 bài tập yoga đơn giản (Thứ năm, 16:16:03 09/07/2020)
- Người bị bệnh bạch hầu nên ăn và cần kiêng kỵ những món... (Thứ Ba, 00:17:02 07/07/2020)
- BS Đặng Phương Liên: Xử lý tình trạng bong da (Thứ tư, 14:10:02 27/02/2019)
- Phẫu thuật cắt bỏ phổi và những điều bạn nhất định... (Thứ tư, 14:05:09 27/02/2019)
- Rắn lục đuôi đỏ và cách phòng tránh hiệu quả nhất (Thứ tư, 08:55:00 27/02/2019)
- Tổng quan về sốc phản vệ mà không phải ai cũng biết (Thứ Ba, 16:15:03 26/02/2019)
- Cách xử lý vết thương do bị vật nhọn đâm hiệu quả nhất (Thứ Ba, 16:05:08 26/02/2019)
- Tụ cầu khuẩn: Hiểm họa trong mùa nóng nên đề phòng (Thứ Ba, 15:50:04 26/02/2019)
-
Đồ Chơi Pop it bóp bóp Bấm Nút Bóp Bóng - Pop It
Thứ tư, 20:15:04 15/02/2023
-
Đồ chơi bộ hộp sét 6 món ô tô máy bay chạy cót xịn xò
Thứ Hai, 18:18:09 13/02/2023
-
Máy gắp thú bông cho bé cỡ lớn BBT GLOBAL
Chủ nhật, 15:54:04 12/02/2023